Tôi sinh ra trong một gia đình có cha mẹ đều là giảng viên đại học. Nhà tôi nằm trong khu tập thể của trường ĐHSP, xưa kia vốn là khu biệt thự kiểu Pháp rộng lớn của cố giáo sư Nguyễn Thúc Hào, sau này được chia cho 5 nhà vốn là giảng viên, cán bộ của trường. Người ta vẫn bảo nhau rằng đây là khu đất thiêng, nhờ có hương hồn cụ Hào – vị giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam – phù hộ mà những đứa trẻ lớn lên trong khu nhà ấy đều học hành giỏi giang, đỗ đạt. Chẳng biết thiêng thật không, nhưng rõ ràng là trong khu nhà ấy, hầu như nhà nào cũng có con được học bổng du học nước ngoài, hay đạt giải học sinh giỏi quốc gia… Chuyện được chuyển thẳng vào trường chuyên hay đậu vài ba trường đại học, với chúng tôi là hết sức bình thường.
Cha mẹ tôi làm thầy, nhưng cả bốn anh chị em chúng tôi chưa có dịp xem cha mẹ đứng lớp một ngày nào cả, bởi lẽ chúng tôi đều có con đường đi riêng của mình. Ngày xưa, nghề giáo còn cơ cực lắm. Căn nhà khoảng 50m2 là nơi sinh sống cho cả 6 con người, mà sao không thấy chật, có lẽ vì thời đó đồ đạc còn ít quá, nhu cầu cũng giản đơn. Bù lại, chúng tôi có khu vườn thật rộng. Khu vườn yên tĩnh toàn lá hoa và cây trái – là nơi lưu giữ bao kỉ niệm tuổi thơ và cũng góp phần nuôi chúng tôi khôn lớn. Trong khu vườn ấy, mẹ trồng rau - những giàn đậu quả đu đưa xanh biếc, cà chua chín mọng đỏ au, cải xanh rờn từng luống, mồng tơi leo ven bờ rào với những chùm quả tím được chúng tôi lấy làm mực bôi lem luốc cả bàn tay, rau thơm, rau dền và thật nhiều rau lá khác. Trong khu vườn ấy, cha tôi làm những giàn bầu bí mướp, ngày ngày cha thụ phấn, tôi nằm trên cái võng đung đưa dưới bóng mát của giàn cây, nhìn theo ong bướm lượn lờ và đếm quả non trên giàn. Nghĩ lại thuở ấy thế mà hay, toàn được ăn rau sạch của nhà trồng. Và cũng trong khu vườn ấy, chị em tôi trồng hoa. Mỗi lần mưa xuống, tóc tiên nở hồng cả lối đi, mà xứ Huế vốn mưa nhiều - đông cũng như hè, nên con đường hoa trong sân nhà tôi luôn rực rỡ. Tóc tiên dây cũng leo lên cái giàn tre nho nhỏ, nở hoa đỏ thắm. Những cành sao nhái mảnh mai ngày ngày đón nắng như những cánh bướm chấp chới bay lên. Thạch thảo tím cả sân nhà, và có những bụi hoa tôi chẳng biết tên cứ âm thầm nở, vãi hạt mỗi đợt hoa tàn để vườn tươi mãi sắc hoa.
Cha mẹ ở trường làm nghề giáo, về nhà lại phải làm thêm đủ thứ khác để nuôi con – mà vào thập niên 1980, hầu như ai chả vậy. Tôi nhớ nhà chúng tôi cũng nuôi heo, nuôi gà, nuôi vịt, nuôi cả chim bồ câu… Rõ là trong cái thời khốn khó ấy, chúng tôi vẫn cần cả bánh mì lẫn hoa hồng. Tôi nhớ những con gà mái cục ta cục tác dẫn con đi kiếm mồi, đàn gà con lông vàng óng ả mà chị em chúng tôi giành nhau mỗi đứa sở hữu vài con. Mỗi buổi sáng mai, anh em tôi chạy ra chuồng xem gà đẻ, chờ quả trứng hồng xinh lăn ra là đưa tay đón lấy, đem vào nhà. Chim câu thì sống trong cái chuồng xinh xắn áp mái nhà, hàng ngày vẫn tự do bay đi bay về, nhưng rồi một hôm cha tôi quên cất thang, đêm kẻ trộm vào bắt mất lũ chim, chúng tôi tiếc ngẩn ngơ. Sau này, nhà tôi lại còn nuôi ong nữa. Sáng sáng xem đàn ong kéo nhau đi tìm mật thật là vui mắt. Rồi đến ngày lấy mật – tay cầm tảng sáp dẻo quánh, mật ong nguyên chất thơm lừng, ngon hơn mọi thứ mật ong mà tôi đã từng ăn.
Ngày ấy, mỗi nhà thỉnh thoảng còn có bột mì của Liên Xô viện trợ. Cứ sáng sáng phải ăn bánh bột mì rán đến phát chán, mà không ăn thì còn biết ăn gì? Thỉnh thoảng cha làm bánh xèo, ngon đến lạ. Bây giờ tôi vẫn nhớ cái cảm giác ngồi bên bếp lửa chờ cha đổ chiếc bánh mới ra khỏi chảo, vừa ăn vội vừa xuýt xoa vì nóng. Mẹ làm kem và yaourt bỏ hàng cho quán, làm được 10 thì lũ con ăn hết 5, thôi thì cũng chịu khó để có thêm đồng ra đồng vào, con cái được bồi dưỡng chút ít cho đỡ thèm. Lại nhớ những buổi tối ăn cơm xong, cha mẹ chở nhau sang Đông Ba đi chợ đêm, vì lúc ấy cá theo ghe thuyền về từ cảng biển Thuận An vẫn còn tươi rói, vừa rẻ vừa ngon.
Ngày ấy khổ mà vui.
Vẫn nhớ mãi cái sân chung của khu tập thể, lũ trẻ con quần đùi áo cộc chơi đủ thứ trò vào những buổi chiều mát hoặc buổi trưa trốn ngủ. Nhớ cây trái vườn nhà trĩu quả đượm vị ngọt tuổi thơ. Gần nhà tôi có một cái hồ, xưa toàn lục bình trôi, chị em tôi ra lấy về chơi đồ hàng. Sau đó hồ bị lấp, từ đó mọc lên một khách sạn khang trang, lũ trẻ chúng tôi như thấy thiêu thiếu một cái gì. Sang thập niên 1990, nhà nhà bớt khổ, bắt đầu có của ăn của để. Khu nhà tôi đâm ra có giá với vị trí mặt tiền đường lớn. Rau cỏ thưa thớt dần, chẳng còn nghe tiếng gà gáy như xưa. Những căn nhà được hóa giá trở thành tài sản riêng, bốn gia đình quanh tôi đều bán nhà dời đi cả, chỉ nhà cha mẹ là vẫn còn đó, nằm lọt thỏm giữa khu khách sạn sầm uất của thành phố. Nhiều người vẫn đến gặp cha mẹ tôi gạ gẫm mua nhà để xây khách sạn, nhưng mảnh đất đã gắn với quá nhiều tình yêu và kỉ niệm, cha mẹ đâu thể đi xa. Anh chị giúp cha mẹ xây lại nhà trên đất cũ, rộng rãi và khang trang, nhưng mảnh vườn xưa đã bị dùng để xây dựng phần nhiều, làm tôi thấy lòng nhớ quá một tuổi thơ đẹp đẽ.
Trong suốt những năm tháng ấy, cha mẹ tôi vẫn làm thầy. Những dịp 20-11, học trò khắp nơi kéo về chia vui. Mẹ tôi có những người học trò dạy từ thuở xưa nay đã thành danh vẫn không quên cô giáo cũ. Cha tôi về hưu vẫn được trường mời theo nghiệp giảng – mà cha không thể bỏ bởi đứng lớp là một niềm vui.
Cha mẹ về hưu đã lâu rồi, cuộc sống nhẹ nhàng hơn xưa, con cái đều ổn định. Mảnh vườn tuy không còn rộng nhưng cũng đủ để cha mẹ trồng ít rau xanh thư giãn, thêm chút hoa lá làm đẹp nhà. Cha vừa đón nhận một niềm vui: được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” – một món quà tinh thần quý giá với người suốt đời tâm huyết cùng nghề giáo như cha mẹ tôi. Còn tôi, dẫu có đi xa, vẫn luôn mơ về ngôi nhà của ngày xưa và cả ngày nay, nơi tôi đã có những ngày tháng đẹp với đầy tình yêu và nỗi nhớ.
Cha mẹ về hưu đã lâu rồi, cuộc sống nhẹ nhàng hơn xưa, con cái đều ổn định. Mảnh vườn tuy không còn rộng nhưng cũng đủ để cha mẹ trồng ít rau xanh thư giãn, thêm chút hoa lá làm đẹp nhà. Cha vừa đón nhận một niềm vui: được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” – một món quà tinh thần quý giá với người suốt đời tâm huyết cùng nghề giáo như cha mẹ tôi. Còn tôi, dẫu có đi xa, vẫn luôn mơ về ngôi nhà của ngày xưa và cả ngày nay, nơi tôi đã có những ngày tháng đẹp với đầy tình yêu và nỗi nhớ.
Chị ơi, em biết là khen "Hay quá" thì vẫn chưa đủ. Bài viết giàu cảm xúc quá. Chúc mừng gia đình chị nhé, gia đình Hạnh phúc trọn vẹn, bố mẹ chị thật tuyệt vời.
ReplyDeleteBa mẹ hai bên nhà em cũng đều là giáo viên và có cả danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".Đến ngày 20-11 em cũng có nhiều cảm xúc lắm nhưng không thể nào viết ra được cả.
Em rất ngưỡng mộ chị đấy, chị luôn tìm được niềm vui từ những đều nhỏ nhặt, giữ mãi thế chị nhé vì blog của chị đã giúp em cân bằng rất nhiều.
Đọc bài viết của chị mà em thấy lòng xúc động quá. Em cũng nhớ về bố mẹ với những ngày xưa. Chúc mừng bố mẹ chị vì danh hiệu cao quý này nhé. Gia đình chị thật là hạnh phúc.
ReplyDelete@socholahcm: Cảm ơn em và cũng chúc mừng gia đình em nhân dịp 20-11 nhé.
ReplyDelete@Thảo Anh: Cảm ơn em.
Chào Athena.
ReplyDeleteMỗi lần vào thăm bạn lại thấy cảm giác ngày xưa tràn về. Sao mà bạn giống tôi vậy nhưng cũng tại lịch sử thời bao cấp nên nó thế.Bây giờ đã khác, ai bảo bố mẹ chúng ta là CB mà không là doanh nhân bạn nhỉ.
Bây giờ đời sống khá lên nhưng bố mẹ lại phải ở một mình. Bạn thấy thế nào đôi lúc tôi cũng buồn.
Nhân ngày 20-11 cho mình gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến quý phụ huynh bạn nhé. Chúc bạn mãi trẻ đẹp. Chúc vui
Ba mẹ mình hiện đang sống với gia đình chị gái đầu nên cũng yên tâm, những đứa con còn lại đều đi xa. Mình hiểu cảm giác của bạn, ai mà chẳng nhớ mẹ thương cha cơ chứ.
ReplyDeleteBạn và mình cùng tuổi, cùng thế hệ - cái thời của tụi mình là thời rất khốn khó nhưng bây giờ nghĩ lại cũng thật nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Cảm ơn những lời chúc tốt đẹp của bạn. Mình cũng chúc bạn và gia đình luôn vui, khỏe và hạnh phúc.
Thời của chị tuy khổ, nhưng chị có một tuổi thơ thật bình yên và hạnh phúc, lại nhiều kỷ niệm. Thời bao cấp diễn ra khi em còn bé và em không mường tượng rõ rệt về nó, nhưng đọc bài chị sao em thấy nhớ ngày xưa quá.
ReplyDeleteChúc mừng ba mẹ chị nhân ngày 20-11 nhé.
Hôm nay em mới vào đọc được bài này của chị. Em chúc mừng chị cùng gia đình nhé! Ba chị được trao tặng danh hiệu này quả đúng là món quà tinh thần vô giá chị nhỉ? Ba mẹ em ngày xưa cũng ở trường ĐHSP, ba em dạy lịch sử Đảng. Còn ba chị dạy môn gì ạ? Nhà em bây giờ vẫn ở Khu tập thể Xuân Phú, còn em thì vào trong này được 10 năm rồi. Em đi theo chị từ ngày đọc được mấy bài viết của chị về Huế, về trường Quốc Học, rồi "những vần thơ mẹ viết cho con", rồi đến mục "dọn dẹp nhà cửa", ngưỡng mộ chị ghê! Em cứ nhìn ảnh chị, vừa thấy quen, vừa thấy lạ, không biết đã gặp chị ở đâu rồi í (đúng là thấy người quen bắt quàng làm họ, hihi)
ReplyDeleteChị ơi, em nhận ra chị rồi, chị là con của thầy Lâm phải không ạ? ba em là ba Nay, ngày xưa ở cùng khoa với ba chị, không biết chị có biết không?
ReplyDeleteEm ơi, em tên là gì thế? Chị biết ba em đó.
ReplyDeleteEm tên là Nguyệt chị ạ. Em ở dưới khu Xuân Phú thì hay chơi với chị Hằng con bác Bảo Khoa Nga, chị Phương con bác Ngư khoa Toán, 2 chị Yến nữa, mọi người đều bằng tuổi chị đó.
ReplyDeleteHằng, Phương, 2 Yến (con cô Thảo và con chú Tuyển) đều học sau chị 1 lớp hết. Chị sinh năm 1976, còn các bạn ấy sinh năm 1977.
ReplyDeleteChị biết mấy bạn này, nhưng không biết Nguyệt. :)
Đọc bài của chị em cũng thấy lòng rưng rưng. Kỷ niệm thơ ấu thật ngọt ngào khi ta có một gia đình hạnh phúc và tràn ngập yêu thương chị nhỉ. Chúc chị luôn có những bài viết da diết như vậy nhé!
ReplyDeleteĐúng vậy em à. Cảm ơn em nhiều nhé.
ReplyDeleteƯớc sao bài viết của bạn được nhiều người biết đến, nhất là lứa tuổi học sinh. Tôi thật xúc động.
ReplyDeleteTôi có đọc bài "con rể của Thủ Tướng nhận xét về tình hình VN" và nhận thấy hình ảnh của anh ấy cùng người vợ....có nét rất giống chị Bích Nga...
ReplyDeleteKhông phải có đúng vậy khg chị /
Ôi không phải đâu bạn. Mình chỉ là thường dân thôi. :)
ReplyDeleteChị ơi ! Chị sinh năm 1976, học QH vậy chị có biết anh Bảo Nhi không chị, cũng sinh năm 1976 và cũng học QH đó, em rất thân với mấy anh chị em của ảnh, riêng anh Bảo Nhi thì thương em như em gái vậy đó !
ReplyDeleteBa năm cấp 3 chị có học chung lớp với một bạn trai tên là Bảo Nhi, dáng người cao cao em à.
ReplyDeleteThông tin rất hay, thanks bạn nhiều
ReplyDeleteMời bạn ghé thăm blog của tôi và tham gia thành viên nhé
www.anh-tourguide.blogspot.com
đại lý vé máy bay eva tại tphcm
mua vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ
dai ly korean air
mua ve may bay di my hang korea
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch
Câu chuyện rất hay
ReplyDelete