Mình thích tự tay tắm cho em bé của mình, vừa yên tâm vừa là một dịp để thư giãn và thể hiện tình cảm cùng bé. Bài viết này chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế của mình trong việc tắm cho bé sơ sinh.
1. Chuẩn bị sẵn những thứ cần thiết để tắm bé. Rất đơn giản: mình trải lên giường tấm lót chống thấm, sau đó bày khăn tắm lớn, quần áo sạch, tã giấy và 3 chiếc khăn sữa để lau bé khi tắm. Nước ấm được cho vào 2 chậu: một để tắm với sữa tắm gội và một để tắm lại tráng người. Sữa tắm gội được bày sẵn bên chậu tắm (dùng loại "2 in 1" cho tiện). Mình có cái nhiệt kế đo nước tắm nhưng do đã quen nên chỉ cần thử bằng tay chứ không mấy khi dùng đến.
2. Đóng cửa phòng khi bé tắm để đảm bảo kín gió.
3. Ẵm bé vào lòng, lấy khăn sữa thứ nhất nhúng vào nước ấm, vắt nhẹ rồi lau mặt, cổ và tai bé. Nhớ vệ sinh kĩ vành tai và tránh để nước lọt vào tai bé. Sau đó gội đầu cho bé: lấy khăn ướt lau đầu bé, thoa sữa tắm gội, dùng khăn nhúng nước lau đầu bé nhiều lần, sau đó chuyển bé sang chậu tráng người để lau sạch đầu bé (bằng khăn sữa nhúng nước thứ hai). Sau khi gội xong, dùng khăn sữa khô thứ ba lau đầu bé.
4. Bây giờ đến phần tắm người cho bé. Nhẹ nhàng cởi áo và tã của bé rồi cho bé ngâm mình trong chậu tắm, tay mẹ đỡ sau cổ bé giữ đầu bé cao hơn mặt nước, bàn tay xuôi xuống đỡ lưng bé. Các cô y tá thường lột trần truồng bé ngay từ đầu nhưng mình thường lau mặt, gội đầu xong mới cởi đồ bé; vừa để bé đỡ lạnh vừa đề phòng bé tè. Ông xã có mua cho mình tấm đỡ trong chậu tắm rất xinh nhưng mình ít xài vì muốn bé được tự do vùng vẫy trong nước. Có thể hòa sữa tắm vào nước tắm hoặc thoa nhẹ lên mình bé rồi xoa vuốt nhẹ nhàng. Vệ sinh kĩ tay chân và các phần cơ thể có ngấn để tránh bị hăm. Với bé chưa rụng rốn, nên cẩn thận để nước không rơi vào rốn. Trong thời kỳ bé chưa rụng rốn, nên hòa sữa tắm vào nước và dùng khăn ướt lau các phần cơ thể để dễ kiểm soát vùng rốn hơn.
5. Sau khi đã tắm bé bằng sữa tắm, hãy ẵm bé sang chậu thứ hai để tráng lại người bé cho sạch rồi quấn bé vào khăn tắm lớn khô ráo.
6. Mặc áo cho bé. Nếu bé chưa rụng rốn thì vệ sinh rốn cho bé: lấy cây bông tiệt trùng thấm nước muối Natri Clorid 0,9% (sau đây gọi tắt là nước muối) lau nhẹ rốn bé. Mình dùng cây bông tiệt trùng bán ở bệnh viện (ít khi bán ở nhà thuốc) giống như trong hình chứ không dùng loại tăm bông thông thường. Có thể chấm cồn sát trùng nếu thấy cần thiết. Sau khi bé đã rụng rốn thì không dùng cồn nữa mà dùng thuốc xanh Methylen 1% chấm rốn bé trong vài ngày. Khi rốn đã lành hẳn thì chỉ cần vệ sinh thông thường. Đừng quên vệ sinh vùng kín của bé. Nếu là bé gái, dùng bông y tế thấm nước sạch hoặc nước muối để lau nhẹ chứ không nên dùng tăm bông chọt chọt vào đó. Sau đó mặc tã cho bé.
7. Nhỏ mắt, mũi cho bé bằng nước muối. Dùng bông y tế thấm nước muối lau ghèn cho bé. Dùng gạc tiệt trùng thấm nước muối rơ lưỡi cho bé. Mỗi tuần dùng thuốc cốm rơ miệng một ngày, bảo đảm miệng bé sẽ sạch tinh. Mình không ủng hộ dùng mật ong hoặc mấy thứ lá cỏ đâu.
8. Bây giờ bé yêu đã sạch sẽ và thơm tho rồi, chỉ muốn ẵm vào lòng hít hà thôi. Vậy còn gì để làm nữa không nhỉ? Với mình thì có đấy. Mình sẽ bật nhạc hòa tấu êm dịu, mở cửa sổ thông thoáng vừa phải, đặt bé nằm trên giường và massage cho bé. Thật là thư giãn cho cả mẹ và con. Massage vừa giúp bé ấm chân, ấm cơ thể, vừa làm bé sảng khoái và dễ cảm nhận tình cảm của mẹ. Nếu bé đói thì hãy cho bé bú.
9. Đừng tắm bé một cách cứng nhắc và làm cho xong chuyện. Khi tắm, hãy tận dụng ngôn ngữ cơ thể và những lời âu yếm để giao tiếp với bé. Bé được xoa vuốt, nựng nịu, được nghe mẹ trò chuyện, hát khe khẽ, đọc thơ... tuy bé chưa hiểu được nhưng sẽ cảm nhận được tình cảm cũng như tạo điều kiện cho bé phát triển các kĩ năng và giác quan. Cũng nên lưu tâm đến sự dễ chịu của bé, biến giờ tắm thành giờ chơi để bé thích tắm. Đừng tắm bé khi quá no hoặc quá đói, tốt nhất là cho bé bú khoảng 30 phút - 1 tiếng trước khi tắm. Với khí hậu Sài Gòn thì mình thường tắm bé hàng ngày. Buổi sáng sau khi phơi nắng, mình lau rửa toàn bộ cơ thể để bé được sạch sẽ. Mình tắm bé vào khoảng 3-4h chiều để bé có giấc ngủ ngon vào buổi tối.
10. Một điều rất quan trọng là phải chú ý đến sự an toàn của bé. Không được tắm bé bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nơi tắm bé phải ấm áp. Phải luôn trông chừng bé và tuyệt đối không để bé một mình trong chậu tắm, kể cả khi bé đã biết ngồi. Nếu đang tắm bé mà có điện thoại hoặc chuông cửa, nhà lại không có ai khác thì tốt nhất là kệ. Khách có thể chờ đợi hoặc gọi lại sau, sự an toàn của bé là trên hết. Nếu quá cần thiết thì có thể lấy khăn tắm quấn bé và ẵm bé ra mở cửa hoặc trả lời điện thoại, nhưng mình không ủng hộ lắm vì sợ cửa mở làm bé bị gió lùa và cũng không thích gián đoạn việc tắm bé.
Còn đây là bộ vệ sinh và chăm sóc cơ thể mà ba bé mua cho con gái:
10. Một điều rất quan trọng là phải chú ý đến sự an toàn của bé. Không được tắm bé bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nơi tắm bé phải ấm áp. Phải luôn trông chừng bé và tuyệt đối không để bé một mình trong chậu tắm, kể cả khi bé đã biết ngồi. Nếu đang tắm bé mà có điện thoại hoặc chuông cửa, nhà lại không có ai khác thì tốt nhất là kệ. Khách có thể chờ đợi hoặc gọi lại sau, sự an toàn của bé là trên hết. Nếu quá cần thiết thì có thể lấy khăn tắm quấn bé và ẵm bé ra mở cửa hoặc trả lời điện thoại, nhưng mình không ủng hộ lắm vì sợ cửa mở làm bé bị gió lùa và cũng không thích gián đoạn việc tắm bé.
Còn đây là bộ vệ sinh và chăm sóc cơ thể mà ba bé mua cho con gái:
hay quá chị ơi, em chưa có em bé nhưng mà phải sưu tầm lại để về sau dùng. Bài viết của chị tâm huyết quá lại đầy đủ ảnh minh họa, iu nhất là nhân vật chính trong bài nữa, nhìn cái mặt phởn phơ sau khi đc tắm mát xong mà thấy ghét chưa ^^.
ReplyDeleteCảm ơn em. Chúc em nhanh có một em bé thật đáng yêu để chăm sóc nhé.
ReplyDeletekinh nghiệm quá chị ạ, em thì mất tận gần 1 tháng, cún nhà e thì k dạn như kitty đâu, tắm khóc lắm, mãi sau e mới nghĩ hay tại con sợ nhúng vào nước có cảm giác chông chênh, em mới nghĩ ra giải pháp cho cái khăn tắm lớn thả vào chậu rồi mới thả con vào, hi hi, từ đó cậu ta chả khoc lóc tiếng nào nữa.
ReplyDeleteỪ, dạn nước hay không cũng tùy bé em ạ. Hai bé nhà chị còn thích tắm nhiều nước để khua khoắng tay chân cơ. Anh Thi thì từ hồi 2 tuổi đã đòi xuốn biển nhảy sóng và cười khanh khách rồi.
ReplyDeleteEm biết đến blog của chị qua Wtt. Hai con gái thật hạnh phúc khi có một người mẹ như chị. Em cũng sắp làm mẹ và cũng làm mẹ con gái. Cảm ơn những bài viết của chị. Chúc anh chị và hai con luôn mạnh khỏe hạnh phúc.
ReplyDeleteCảm ơn em. Chúc em mẹ tròn con vuông nhé.
ReplyDeleteRơ lưỡi cho bé hàng ngày thì mình dùng nước muối mà chị nói trong bài là nước muối 0,9% phải không chị. Nước muối người lớn thường súc miệng chắc mặn quá so với bé chị nhỉ
ReplyDeleteĐúng rồi đó em, chị đã ghi rõ trong bài mà: nước muối Natri Clorid 0,9% (sau đây gọi tắt là nước muối).
ReplyDeleteVậy mình có thể dùngChậu tắm phao cho bé không
ReplyDeleteCháu dễ thương quá
ReplyDelete