Pages - Menu

Nói thêm về Baby Led Weaning

Sau khi mình viết các bài chia sẻ về phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning thì khá nhiều bạn hỏi thăm và cũng có một số thắc mắc vì nó có nhiều khác biệt so với các phương pháp truyền thống. Mình tổng hợp lại các câu trả lời của mình tại đây để bạn nào quan tâm thì tham khảo và chia sẻ nhé.

1. Bé ăn thô ngay từ đầu như vậy có sợ bé hóc không?

Như mình đã viết trong bài đầu tiên, nguyên nhân khiến bé hóc thường là do bé thiếu chủ động kiểm soát món ăn. Khi bé tự ăn, bé sẽ quyết định ăn bao nhiêu và ăn như thế nào nên chuyện hóc ít khi xảy ra. Nếu miếng quá to so với khả năng tiếp nhận của bé, bé sẽ nhè ra. Tuy nhiên, khả năng bé ọe là hoàn toàn có thể. Bạn không cần phải lo lắng về điều đó vì đây chỉ là phản ứng tự nhiên của bé khi chưa quen với thức ăn. Chỉ sau vài ngày hoặc thậm chí nhanh hơn, bé đã học được cách xử lý thức ăn thế nào để không bị ọe nữa. Thực ra các bé rất giỏi, chỉ tại ba mẹ thiếu tin tưởng vào bé mà không để cho bé tự quyết định thôi.

2. Bé ăn như vậy có thiếu dưỡng chất hay không?

Muốn biết bé ăn có đủ chất dinh dưỡng hay không thì phải xem bé ăn cái gì và ăn được bao nhiêu. Mình ví dụ các bạn cho bé ăn cháo theo phương pháp truyền thống, thì bữa ăn gồm có cháo nhuyễn, thịt, rau. Khi theo phương pháp BLW, bạn cũng cung cấp cho bé những món ăn như thế với khẩu phần vừa đủ nhưng ở hình thức khác. VD cho bé một ít bánh mì mềm, mấy miếng thịt gà và rau luộc mềm. Nếu bé xử hết phần đó thì lo gì bé thiếu chất? Ngược lại, nếu bé ăn rất ít thì cũng chẳng sao vì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong năm đầu của bé. Dần dần bé sẽ ăn nhiều lên và điều chỉnh lượng sữa lại. Nhu cầu cơ thể  là kim chỉ nam giúp bé quyết định ăn cái gì và ăn bao nhiêu.

3. Cho bé dùng dầu ăn bằng cách nào nếu bé theo phương pháp BLW?

Bé cần có lượng chất béo cần thiết để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Khi bé được cho ăn bột hoặc cháo thì bạn có thể dễ dàng trộn 1 muỗng dầu ăn vào chén của bé. Với bé theo BLW, bạn có thể cho bé ăn nhiều quả bơ. Bơ mềm mịn, dễ cắt thanh và bé rất dễ nhai nghiền kể cả khi chưa có răng. Quả bơ lại nhiều dưỡng chất, dễ tiêu hóa và giàu chất béo đơn nguyên không bão hòa (monounsaturated fats) rất tốt cho sức khỏe của bé - chất béo này cũng hiện diện ở các loại dầu thực vật. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể luộc nước gà cho bé uống, hoặc cho bé dùng nước canh có bổ sung dầu em bé. 

4. Bé chưa có răng, vậy làm sao có thể nghiền nát hết thức ăn? Nhỡ bé bị đau dạ dày thì sao?

Bé chưa có răng thì bạn phải luộc hoặc hầm thức ăn thật mềm cho bé để bé nhá bằng nướu (lợi). VD: thịt gà luộc mềm, thịt bò hầm mềm, cơm chọn loại gạo dẻo, rau cũng luộc mềm, các loại sợi mềm dễ ăn như mì ý..., trái cây cũng chọn những thứ mềm như bơ, xoài, đu đủ... Khi bé đã có răng thì có thể cho bé ăn những thứ cứng hơn một chút.

Thực tế nếu bé ăn quá nhuyễn một thời gian dài thì hệ tiêu hóa của bé cũng trở nên bị động và khó thích ứng hơn khi tiếp nhận nhiều loại đồ ăn mới.

5. Khẩu phần ăn của bé nên bao gồm những thứ gì?

Nói chung, ăn theo phương pháp BLW chỉ khác biệt về cách ăn, không khác lắm về loại thức ăn. Bạn có thể cho bé ăn hầu hết các loại thức ăn thông thường nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm. Bữa ăn của bé nên bao gồm tinh bột (cơm, xôi, bánh mì, mì sợi, khoai tây, khoai lang...); đạm (thịt băm viên, thịt luộc hoặc hầm mềm, cá viên, thịt gà chọn nạc, bỏ da để cả miếng cho bé mút và tự xé sợi, tôm hấp lột vỏ, thịt cua, đậu hũ luộc, chả...); rau (bông cải, cà rốt luộc mềm, các loại đậu que bỏ hạt, rau luộc...). Bé tráng miệng bằng các loại trái cây thịt mềm, không hạt. Tóm lại thực đơn rất phong phú và gần gũi với gia đình nên bạn có thể lấy ngay trong phần ăn gia đình hàng ngày trước khi nêm nếm, đỡ mất công chuẩn bị rườm rà. Lưu ý là không cho bé ăn dạng hạt, quả tròn nhỏ và ăn tư thế nằm.

6. Bao giờ thì bắt đầu cho bé ăn theo phương pháp BLW?

Khi bé sẵn sàng, lý tưởng là lúc 6 tháng vì thời điểm này bé có thể ngồi (tự ngồi hoặc người lớn hỗ trợ) và có thể tiêu hóa nhiều thức ăn ngoài sữa. Tuy nhiên, không bao giờ là trễ để bé tập ăn theo phương pháp này.

7. Có thể kết hợp BLW với phương pháp truyền thống không?

Tất nhiên là có thể, và giải pháp này có vẻ dễ làm các bậc phụ huynh Việt Nam yên tâm hơn, mặc dù khi biến tấu như vậy thì BLW không còn giữ được tinh thần cơ bản của nó là để bé tự quyết định hoàn toàn. Nếu bạn cảm thấy chưa tự tin lắm với phương pháp BLW, bạn có thể đút cho bé ăn cháo/bột một buổi trong ngày và bữa kia cho bé tự xử lý.

8. Lỡ cho ăn theo kiểu truyền thống, giờ muốn đổi sang BLW thì phải làm sao?

Như đã nói, không bao giờ trễ nếu bạn muốn chuyển sang BLW. Bạn có thể chuyển từ từ bằng cách giảm bữa đút cho bé lại, đến giờ ăn thì cho tham gia với gia đình và đưa đồ ăn cho bé tự xử. Bé ăn được bao nhiêu tùy bé, không ép bé và cũng không khó chịu nếu bé quăng đồ lung tung. Bé sẽ dần vào nền nếp và điều chỉnh hành vi của mình. 

9. Làm sao để tập cho bé dùng muỗng, chén?

Đương nhiên là bé không ăn bốc cả đời rồi. Bé rất thích bắt chước người lớn nên hãy cho bé quan sát người lớn ăn. Hãy sắm cho bé bộ đồ ăn an toàn để bé tự cầm chơi và tập xúc. Tay bé sẽ khéo léo lên theo thời gian cùng sự luyện tập một cách tự nhiên.


Còn đây là hình ảnh Kitty ăn bông cải xanh trong giai đoạn đầu của Baby Led Weaning, ăn xong em còn biết vệ sinh miệng nữa nhé.



28 comments:

  1. Chi oi, cam on chi rat nhiu! hom nao neu co the chi cho moi nguoi xem mot clip bua an cua Kitty duoc khong chi? vi that tinh em cung chua tuong tuong ra duoc con se an nhu the nao nua.
    Mot lan nua em rat cam on vi nhung chia se cua chi.

    ReplyDelete
  2. Để khi nào chị quay Kitty nha, tạm thời em lên youtube search BLW là ra cả mớ clip bé ăn dặm kiểu này để tham khảo đó em. Em sẽ thấy nhiều bé mới 6 tháng mà cầm nguyên cái đùi gà gặm. Kitty thì chưa giỏi đến mức đó mà thịt gà chị vẫn phải xé ra, nhưng ẻm thích gà lắm. Lần nào có thịt gà là xơi sạch sẽ, còn uống cả chén nước gà luôn.

    ReplyDelete
  3. Chị ơi,
    Em hỏi 1 câu hỏi nữa ạ.
    Cách xử lý khi bé bị hóc & ọe vì thức ăn như thế nào chị?

    ReplyDelete
  4. Khi bé bị hóc thì cho bé nằm sấp và vỗ lưng bé để đồ ăn bật ra, trường hợp nặng phải đưa đi BV. Tuy nhiên, vấn đề là đừng để bé hóc. Nếu cung cấp cho bé thức ăn phù hợp và để bé tự chọn, tự kiểm soát chứ không đút bé thì bé sẽ không hóc. Còn ọe thì hoàn toàn có thể và chả sao hết, đó chỉ là phản ứng của bé khi không tiếp nhận thức ăn mà thôi. Từ từ bé sẽ rút kinh nghiệm và ăn giỏi hơn, không bị ọe nữa.

    ReplyDelete
  5. Chị ơi, sau khi nghiên cứu các bài về baby led weaning của chị & tham khảo thông tin trên internet em đã quyết định cho con ăn dặm theo phương pháp này được 2 ngày. Bé con nhà em gặp mấy vấn đề sau em cần chị chỉ em với nhé:
    1. Bé không tự với nắm lấy thức ăn được vì còn vụng về. Em phải cầm thức ăn đưa cho bé --> Em làm vậy có đúng không?
    2. Bé liên tục bị ọe, nếu nuốt được chút chút thì rùng mình & nổi da gà có khi cả 5-10' mới hết(nhưng sau đó vẫn tiếp tục gặm nhấm) --> Bé như vậy có bình thường không?
    Cám ơn chị

    ReplyDelete
  6. Chị trả lời em từng ý nhé.

    1. Ở tuổi này mà bé không tự với nắm thức ăn được có lẽ là do em ít tập luyện kỹ năng cầm nắm cho bé trong những tháng đầu đời. Ngay từ nhỏ bé phải được tháo bao tay, vận động linh hoạt các ngón tay và được cầm nắm các đồ vật an toàn thì đến tuổi ăn dặm bé mới có thao tác khéo léo được.

    Để khắc phục, em tăng cường cho bé tập cầm và với đồ chơi, thức ăn... cho bé quen. Nếu em cầm thức ăn đưa cho bé thì bé không tiến bộ được, hơn nữa bé cũng không chủ động quyết định món mà bé chọn và như thế sẽ mất đi một phần ý nghĩa của phương pháp Baby Led Weaning.

    2. Khi mới ăn bé bị ọe là điều bình thường, bởi vì bé chưa quen và ọe và cách phản ứng của bé khi không tiếp nạp thức ăn. Tuy nhiên, bé sẽ điều chỉnh dần để thích ứng. Trong thời gian đầu, em hãy chọn những thức ăn thật mềm có dạng thanh/sợi dài để bé dễ ăn, đồng thời đừng để bé ở trạng thái quá đói trước khi ăn vì như thế bé sẽ ăn vồ vập => dễ bị nghẹn, ọe. Và luôn ghi nhớ một điều: không đút cho bé mà để bé tự xử lấy.

    ReplyDelete
  7. Con em thi toan cam nat thuc an day tay roi mut tay ngon lanh,tru cong rau. Co luc ham mut tay quen ca nhat do an moi,cam cong rau ma rau ko vao mieng ma ngon cai thi bi chen ngon lanh.hi

    ReplyDelete
  8. Em xem blog của chị v à thấy vô cũng tâm đắc với PP mà chị chia sẻ, em cũng đang cho bé theo PP này và tất nhiên cũng có kết hợp với kiểu truyền thống VN ( cho an tâm í mà chị hi hi ) nhưng về cơ bản em sẽ dần hoàn toàn chuyển sang PP này vì em thấy bé nhà em hưởng ứng nhiệt tình lắm. Cảm ơn chị nhiều ạ!

    ReplyDelete
  9. Chị ơi, em cho nó ăn tự ăn như vậy nhưng nó ọe rồi nôn hết ra vậy là sao?

    ReplyDelete
  10. Em xem lại thức ăn có quá lớn hoặc quá cứng so với khả năng chấp nhận của bé không? Ăn gì bé cũng ọe ra hết hay sao?

    ReplyDelete
  11. THỨC ĂN NHƯ KHOAI, HOA LƠ XANH EM HẤP MỀM MÀ BÉ ĂN VÀO VẪN ỌE ỌE RỒI NÔN RA HẾT. EM CHO ĂN THỬ MẤY LẦN RỒI. THỨC ĂN XAY NHUYỄN THÌ KO SAO HẾT. MUỐN CHO CON ĂN THEO PHƯƠNG PHÁP BLW QUÁ NHƯNG SỢ CON LẠI NÔN HẾT SỮA.

    ReplyDelete
  12. Em cho con tự lấy ăn hay em đút cho bé? Trong giai đoạn tập ăn, em cho bé uống sữa trước khi ăn khoảng 1-1,5 tiếng, như vậy bé ăn sẽ từ tốn hơn chứ không quá vồ vập vì đói; hơn nữa sau 1 tiếng thì sữa cũng tiêu hóa gần hết rồi. Nếu cứ thấy bé ọe là sốt ruột và chuyển sang thức ăn nhuyễn thì bé khó mà tiến bộ lắm, vì bé sẽ biết nếu bé ọe (ban đầu có thể là vô thức, về sau là có nhận thức) thì mẹ thay thế bằng thứ dễ ăn hơn. Để chị kiếm lại clip Kitty ăn bông cải xanh hồi 7 tháng cho em coi.

    ReplyDelete
  13. Chị mới bổ sung clip Kitty ăn bông cải và đánh răng trong giai đoạn đầu của Baby Led Weaning đó.

    ReplyDelete
  14. Cám ơn chị đã giới thiệu phương pháp BLW. Bé Kitty nhà chị 7 tháng mà trộm vía, cháu cứng cáp và thông minh quá. Em sẽ thử học chị áp dụng pp này với bé em nhà em :)
    Ah chị cho em hỏi Kitty dùng kem đánh răng và bàn chải loại nào vậy chị?

    ReplyDelete
  15. Bàn chải thì chị có giới thiệu trong bài "Vật dụng chăm sóc răng miệng cho bé" đó, còn dưới 1 tuổi thì chỉ vệ sinh bằng nước thôi, không dùng kem đánh răng. Trên một tuổi chị dùng kem Orajel nuốt được.

    ReplyDelete
  16. Chị Nga ơi, chị cho em hỏi:
    1.Hôm qua, bé nhà em gặp 1 vấn đề này:
    Trong ngày em cho bé ăn 2 lần, 1 lần buổi trưa lúc 12g & tối lúc 19g. Đến 22g, bé bú sữa thì bị ọc (bé bú bình 100% và hay bị ọc từ khi mới sinh đến giờ). Khi ọc sữa ra thì có cả 1 miếng bí xanh kích cỡ bằng 1 lóng ngón tay út, nên em lo lắng lắm, em không biết miếng bí đó là con ăn buổi trưa hay buổi tối.
    Nếu buổi trưa: thì sao qua 10 tiếng mà vẫn chưa phân hủy?
    Nếu buổi tối: thì không vấn đề gì
    Và: 1 miếng bí to như vậy mà Soda nuốt được thì em cũng lấy làm lạ quá, 1 mẫu thức ăn to như vậy nằm trong bao tử của bé thì có sao không? Có ảnh hưởng gì đến vấn đề output không?
    Chị có nên tiếp tục cho bé ăn hay tạm ngưng vài ngày?
    2.Còn 1 vấn đề nữa là khi bé ăn bị ọe dữ lắm, mặc dù em cho ăn bí đỏ rất mềm.Em biết ọe là phản ứng tự nhiên, nhưng nhìn con ọe đỏ cả mặt lên em cũng run lắm, muốn đứng tim luôn. Em thấy mỗi lần mình ăn cái gì bị vướng cổ, mình bị ọe cũng thấy khó chịu lắm. Con bị ọe liên tục như vậy, tội con quá! Có khi nào bé sợ, không dám ăn nữa không? (Em cũng cho bé ăn sau khi bú 1,5h và bé không quá vồ vập khi ăn)
    Chị cho em vài lời khuyên nha. Cám ơn chị.

    ReplyDelete
  17. Chị trả lời từng vấn đề của em nhé.

    1. Để quan sát tốt hơn tình trạng ăn uống của con, tốt nhất em nên đổi thức ăn từng bữa. Như vậy bé sẽ thích thú hơn mà em cũng dễ theo dõi hơn (chẳng hạn như em dễ dàng biết được thức ăn mà bé ọc ra hoặc chưa tiêu trong phân bé là của bữa nào). Việc thức ăn chưa phân hủy hoàn toàn sau 10 tiếng không có gì lạ, tuy nhiên nếu miếng bí vẫn trọn vẹn và tươi mới thì chị nghiêng về khả năng là miếng của bữa tối nhiều hơn.

    Vấn đề output: thực sự thì giai đoạn này bé chỉ mới tập ăn thôi và nếu thức ăn không khó tiêu với độ tuổi của bé thì cơ thể bé sẽ tự điều chỉnh, phát triển enzyme để phân hủy thức ăn đó. Trong quá trình cơ thể đang hoàn thiện, việc thức ăn vẫn còn nguyên dạng trong phân (thậm chí tới 1-2 ngày) là chuyện bình thường và điều đó không có nghĩa là hệ tiêu hóa của bé bị tổn hại.

    Nếu tình trạng không phân hủy thức ăn kéo dài mà không cải thiện được, mẹ có thể thay đổi loại thức ăn dễ tiêu hơn, mềm hơn hoặc thử nghiệm cách ăn khác. Có một số bé do cơ địa có thể không thích ứng được với phương pháp này.

    2. Lạ nhỉ, thực sự là trong quá trình Kitty ăn dặm BLW chị chưa bao giờ thấy bé ọe khi tự ăn cả. Tuy nhiên, có thể một số bé khó thích nghi với kiểu này hơn các bé khác. Em kiểm tra xem mũi họng bé có vấn đề gì không? Nếu đã áp dụng đúng phương pháp, thức ăn mềm phù hợp với bé, sức khỏe bé bình thường mà vẫn ọe liên tục nhiều ngày thì em có thể đổi sang cách ăn dặm truyền thống. Thông thường thì bé chỉ ọe trong vài ngày đầu khi mới tập ăn thôi.

    Điều cuối cùng mà chị muốn nói là: hãy kiên nhẫn và tin tưởng bé.

    ReplyDelete
  18. Chị Nga ơi! Chị viết quá hay và hữu ích.

    ReplyDelete
  19. Chào chị Nga,

    Em rất thích phương pháp cho con ăn của chị. Tiếc là em biết thông tin của chị trễ quá, nay bé nhà em đã được 15 tháng rồi, em đang cho bé ăn theo kiểu truyển thống. Nhưng dạo này bé lười ăn lắm chị ạ.. Em thì tôn trọng con nên nếu sau khi dụ dỗ, động viên con mà con vẫn không ăn thì em cũng đem dẹp đi.. Thường thì bữa ăn của bé kéo dài trong 20p, có khi là 30p..Em biết tập cho bé ăn theo pp BLW không bao giờ là quá trễ, tuy nhiên em có 1 số điều phân vân sau, chị giúp em với em nhé!
    1. Bé nhà em 15th mà cân nặng hiện tại bé chỉ được khoảng 9.2kgs, (so với chuẩn của WHO thì thiếu khoảng 0.4kgs)..Hiện tại bé ăn ngày 3 cữ cháo hạt + rau thịt băm,mỗi cữ được khoảng hơn nữa chén cháo (chén ăn cơm) bé không thích uống sữa lắm, bé chỉ uống được khoảng 120-140ml/cữ. một ngày bé uống 3 cữ + ăn sữa chua hoặc váng sữa..Nay nếu em chuyển sang BLW thì em sợ bé chưa quen, sẽ sụt kgs và suy dinh dưỡng mất.Phải làm sao đây chị.
    2. Bữa trước em có cho bé ăn thử khoai tây và cà rốt hấp mềm, nhưng bé chỉ cầm lên, đưa vào miệng xong rồi nhè ra..không cắn..( nói thêm với chị là bé chỉ được 8 cái răng thôi)..chị cho em hỏi thông thường bé sẽ thích ứng việc bốc ăn này trong bao lâu?
    3. Em đang dự tính có đứa thứ 2, cũng tính là sẽ cho con áp dụng pp này, nhưng chị cho em hỏi, khi bé 6 tháng mình tập cho bé ăn, nếu bé thích ứng nhanh thì không sao, lỡ bé thích ứng chậm,thì trong khoảng thời gian đó, bé chỉ uống sữa là chính vì ăn không được gì, chỉ mút mà, như vậy liệu có đủ chất cho con không? Với lại lỡ bé không thích uổng sữa thì càng mệt nữa. Chị tư vấn giúp em nhé!

    Em mong tin chị.

    Em có add friend trên face book với chị ( nick của em là Điệp Nguyễn, nhdiep85@gmail.com) Mong chị dành chút thời gian tư vấn giúp em nhé!

    Cảm ơn chị nhiều!

    ReplyDelete
  20. Trước hết, em cần phải có suy nghĩ tích cực. Đừng cho rằng bé chuyển sang BLW thì sẽ sụt cân, mà hãy nghĩ đó là một làn gió mới giúp bé hứng thú hơn. Hiện tại bé ăn theo kiểu truyền thống mà cũng không hiệu quả thì nên xem xét đổi cách ăn cho bé.

    Nếu bé không ăn nhiều, em hãy tập trung vào các sản phẩm chất lượng, nghĩa là chỉ cần ăn ít thôi, nhưng đầy đủ dưỡng chất, chẳng hạn như món khoai tây nhồi phô mai-thịt-trứng-rau chị có giới thiệu trên fb, bé chỉ cần ăn 2 cái như thế là quá đầy đủ dinh dưỡng, thậm chí 1 cái cũng được. Và cũng có rất nhiều món tương tự khác.

    Bé 8 cái răng là ăn BLW quá ngon lành rồi đó. Nếu bé tỏ ra thờ ơ, em hãy cho bé lại bàn ăn, tham gia ăn cùng mọi người. Cứ mặc kê bé, đưa bé thích thì ăn, không thì để bé quan sát. Trẻ con rất tò mò và hay bắt chước, bé tự khắc sẽ có nhu cầu em à.

    Việc tập cho bé BLW lúc 6 tháng tuổi thì đơn giản hơn nhiều, em yên tâm. Tự bốc ăn là nhu cầu và bản năng của sinh vật con, kể cả con người. Có thể bé bốc ăn, hoặc bốc chơi, hoặc ăn không đủ, nhưng chắc chắn từ từ bé sẽ ăn. Và phần còn thiếu thì bù sữa cũng không sao. Nói chung, bé là một sinh vật có nhu cầu tồn tại thì cũng có nhu cầu tiếp nhận thức ăn, không ăn dạng này cũng ăn dạng khác, có đứa thích sữa, có đứa thích gặm nhấm... nên chuyện hoàn toàn tuyệt thực trong thời gian dài là không có đâu em.

    ReplyDelete
  21. Chào chị Nga, em cảm ơn chị đã tư vấn cho em.. Em có thêm 1 số câu hỏi nữa là bây giờ nếu em chuyển qua BLW cho bé thì nên chuyển như thế nào? tức là ban đầu sẽ bỏ bớt 1 cữ cháo, chỉ còn 2 thay vì 3 cữ như mọi khi hả chị? Nếu bỏ bớt cữ để cho tập cho bé ăn theo BLW thì nên bỏ cữ nào để bé dễ hợp tác và không ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng trong ngày của bé? Hay là trước bữa ăn chính thì cho bé ăn bằng pp này trước, sau đó thì vẫn cho bé ăn chào bình thường?? Cảm ơn chị nha!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Việc 2 hay 3 cữ là do thói quen ăn uống của gia đình em. Giả sử bé đang ăn ngày 3 cữ, thì em vẫn duy trì số lần ăn đó mà chỉ thay đổi cách ăn thôi, và nên bắt đầu bằng những cữ đầu tiên trong ngày, để mình còn liệu đường tính tiếp. VD: em cho bé ăn bữa sáng, nếu bé hợp tác tốt thì cho bé thêm bữa trưa, và thậm chí cả bữa chiều. Nhưng nếu bé tỏ ra thích nghi chậm, thì bữa trưa em chịu khó chuẩn bị cả 2 phần ăn cho bé, rồi cho bé dùng BLW trước, nếu trong 30 phút mà bé vẫn nghịch thì cho bé ăn kiểu cũ. Nói chung mình ở giai đoạn "quá độ" thì phải chấp nhận kiên nhẫn chút em nhé.

      Delete
  22. Chị Nga ơi, bé nhà e chuẩn bị 6m, e cũng đã nghiên ưus tài liệu và e hiểu là mới đầu để bé quen với pp này thì nên cho con tập sau khi bú khoảng 1-2h và sẽ bù sưa sau. Hiện tại bé nhà e đang bú 4h/lần. Vậy khi bé tập xong thì vẫn để đúng 4h bé mới bú theo cữ hay là cho bé bù sưax luôn ạ.

    ReplyDelete
  23. Chị Nga ơi, bé nhà e chuẩn bị 6m, e cũng đã nghiên ưus tài liệu và e hiểu là mới đầu để bé quen với pp này thì nên cho con tập sau khi bú khoảng 1-2h và sẽ bù sưa sau. Hiện tại bé nhà e đang bú 4h/lần. Vậy khi bé tập xong thì vẫn để đúng 4h bé mới bú theo cữ hay là cho bé bù sưax luôn ạ.

    ReplyDelete
  24. E mới ap dung Chi 2 ngay thôi con e bay giơ la 12thang ui nên be không thích đưa thức ăn vào miệng ma Chi căm xong rồi vuc thức ăn chư k chiêu ăn, e để vào bàn ăn thi lai đôi ra k chiêu ngôi. Chi có lời khuyên j không ak.

    ReplyDelete