Khi Anh Thi còn nhỏ, mình đã áp dụng cho bé phương pháp ăn dặm gần giống với ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) và đã thu được những hiệu quả nhất định. Bây giờ Kitty cũng sắp sửa bước vào giai đoạn ăn dặm, mình đã tìm hiểu và quyết định sẽ cho bé theo phương pháp Baby Led Weaning (BLW). Mình không có ý định so sánh xem phương pháp nào tốt hơn, bởi đây đều là những phương pháp tiên tiến, khoa học nếu được áp dụng đúng cách. Cả hai phương pháp đều khuyến khích bé tự ăn theo nhu cầu và tạo điều kiện để bé thưởng thức các loại đồ ăn khác nhau một cách riêng biệt. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là ADKN trải qua các giai đoạn từ mịn đến thô, khởi đầu là đút muỗng và sau đó để bé tự xúc ăn; còn BLW thì bé được ngồi ăn chủ động, tự quyết định và tiếp xúc với thức ăn thô ngay từ đầu. Mình thích phương pháp BLW ở chỗ nó không đòi hỏi sự chế biến tỉ mẩn và cầu kỳ như ADKN, đồng thời tạo điều kiện cho bé phát huy tính tự lập và tự chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân từ khi còn bé.
Dưới đây là những kiến thức về phương pháp BLW mà mình đã tìm hiểu, tổng hợp và biên dịch.
BLW là gì?
BLW là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định (giống như cái tên Baby-led của nó), do đó đòi hỏi ba mẹ phải tôn trọng quyết định của bé. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể theo phương pháp này, trên nguyên tắc sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong năm đầu đời. BLW giúp bé tận hưởng bữa ăn một cách chủ động. Phương pháp này không mới, nó khá phổ biến ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ.
Nếu bạn đã quen với hình ảnh các bé được mẹ dùng muỗng đút thức ăn nghiền nhuyễn vào miệng, bé nhè ra và mẹ lại vét vào cho đến khi nào bé nuốt thì thôi, thì BLW sẽ là một hình ảnh hoàn toàn khác. Với phương pháp này, sẽ không có chuyện đút muỗng hay nghiền nhuyễn, mà ba mẹ sẽ cung cấp cho bé những thức ăn có hình dạng và kích cỡ phù hợp để bé có thể cầm lấy và tự đút cho mình bằng các ngón tay, tự chọn thức ăn, tự quyết định ăn bao nhiêu và ăn với tốc độ như thế nào.
Rất có thể nhiều mẹ sẽ lo lắng bé ăn như thế nhỡ bị hóc thì sao. Thực ra, bé cũng như người lớn, dễ bị hóc hay nghẹn hơn khi có người đút cho, bởi về cơ bản đó là kiểu ăn thụ động - bé không kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào. Khi bé tự cho thức ăn vào miệng thì bé cũng nhận thức là mình đang ăn và sẽ điều khiển lưỡi, hàm, môi, họng một cách phù hợp. Nếu thức ăn to quá thì bé sẽ nhè ra. Tất nhiên, việc bé bị ọe vào thời gian đầu là hoàn toàn có thể. Nhưng ọe chỉ là một phản ứng của bé khi không chấp nhận đồ ăn. Sau vài lần ọe thì bé cũng hình thành ý thức và kỹ năng để biết ăn bao nhiêu, ăn như thế nào cho khỏi ọe. Thất bại là mẹ thành công mà.
Đã áp dụng phương pháp BLW thì mẹ phải tin tưởng bé. Tất cả những em bé khỏe mạnh đều có thể làm điều đó từ 6 tháng tuổi, khi bé đã có thể ngồi khá vững và hệ tiêu hóa cũng như miễn dịch đã đủ trưởng thành giúp bé hấp thụ các thức ăn khác ngoài sữa. Bé không cần được đút muỗng, bé chỉ cần được tạo cơ hội để tự ăn mà thôi.
BLW giúp bé ăn uống một cách thoải mái, tự lập và rèn luyện kỹ năng ăn cho bé, cụ thể là:
- cho phép bé khám phá mùi vị và cảm giác về độ thô mịn
- khuyến khích sự độc lập và tự tin
- giúp bé phát triển các kỹ năng nhai và phối hợp giữa mắt và tay
- làm cho bữa ăn của bé bớt áp lực.
Khi nào có thể cho bé bắt đầu theo BLW?
6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp để cho bé bắt đầu ăn dặm theo phương pháp BLW. Lúc này, bé đã có thể tự ngồi hoặc ngồi với sự hỗ trợ của người lớn khá vững, có thể điều khiển tay một cách linh hoạt, hệ tiêu hóa và miễn dịch trưởng thành hơn cũng cho phép bé tiếp nhận thêm nhiều thức ăn lạ ngoài món sữa của bé. Vì bắt đầu từ 6 tháng nên bé hoàn toàn không cần đến việc đút muỗng. Bé có thể dùng tay để đưa thức ăn vào miệng.
Những lợi ích chính của phương pháp BLW
Với phương pháp BLW, bé được tận hưởng việc ăn uống, được tìm hiểu các thức ăn khác nhau và “tự xử”. Bé đóng vai trò chủ động trong bữa ăn và kiểm soát được mình ăn gì, ăn bao nhiêu cũng như ăn với tốc độ như thế nào. Điều đó làm cho bữa ăn của bé thêm thú vị và không áp lực. Mà không chỉ bé thú vị, cả ba mẹ cũng thú vị vì được xem bé “học ăn”, lại không phải chịu áp lực về việc phải cho bé ăn hoặc ép bé ăn bằng được.
Dưới đây là những lợi ích chính của việc ăn dặm theo phương pháp BLW:
1. Bé ăn và phát triển kỹ năng một cách tự nhiên
- Bé ăn theo bản năng của mình khi đã sẵn sàng – giống như bất kỳ động vật con nào khác.
- BLW dùng các kỹ năng mà mọi em bé khỏe mạnh đang phát triển ở giai đoạn thứ hai trong năm đầu đời đều có để giúp bé khám phá thức ăn theo nhịp độ riêng của mình.
- BLW cho phép bé sử dụng tay và miệng của mình theo bản năng để tìm hiểu về mọi loại vật thể, bao gồm cả thức ăn.
2. Học cách tận hưởng và tin tưởng thức ăn
- Phương pháp ăn dặm kiểu BLW giúp bé khám phá những vị khác biệt và bắt đầu học cách nhận biết thức ăn mà bé thích.
- Bé háo hức thử nghiệm những đồ ăn mới. Bé hiếm khi trở nên kén ăn hoặc nghi ngờ thức ăn khi lớn hơn – có thể là vì bé được phép sử dụng bản năng của mình để quyết định ăn gì và không ăn gì.
- Việc tiếp nhận nhiều loại thức ăn khác nhau tốt cho vấn đề dinh dưỡng lâu dài của bé cũng như việc tận hưởng thú vui ăn uống.
3. Bé được học ăn
- Bé học cách kiểm soát thức ăn với những kích thước, hình dạng và độ thô mịn khác nhau ngay từ đầu trên nguyên tắc tự xử lý và đưa vào miệng, vì thế bé nhanh chóng trở nên khéo léo khi tiếp cận nhiều loại thức ăn.
- Bé học được cách dùng lưỡi điều khiển thức ăn trong miệng và biết mình có thể đưa vào bao nhiêu là an toàn. Bé sẽ biết cách cắn thành miếng nhỏ để nhai, trong khi những em bé lớn hơn đã quen với việc được đút muỗng thường nhét quá đầy vào miệng khi lần đầu tiên được phép tự ăn.
- Việc học nhai hiệu quả tạo điều kiện cho bé tiếp nhận được mọi dưỡng chất cần thiết và cũng hỗ trợ cho vấn đề tiêu hóa của bé.
- Tập nhai sớm khi đã sẵn sàng giúp bé phát triển các cơ mặt cần thiết khi bé học nói
4. Giúp bé tìm hiểu thế giới
- Với bé thì chơi cũng cần thiết cho việc học. Bé học các khái niệm như ít/nhiều, kích cỡ, hình dạng, độ nặng, độ thô mịn... chỉ bằng cách “chơi” với thức ăn của mình.
- Vì mọi giác quan của bé (nhìn, sờ, nghe, ngửi và nếm) đều được tham gia khi bé tự ăn nên bé khám phá được cách liên hệ những điều này với nhau để hiểu hơn về thế giới quanh mình.
5. Phát triển khả năng tiếp cận
- Phương pháp BLW tạo điều kiện để bé tập điều phối tay và mắt mỗi lần sử dụng ngón tay đưa thức ăn vào miệng. Ngoài ra, việc thử nghiệm những món ăn thú vị với kích cỡ và độ thô mịn khác nhau hàng ngày sẽ làm tăng sự khéo léo của bé.
5. Phát triển khả năng tiếp cận
- Phương pháp BLW tạo điều kiện để bé tập điều phối tay và mắt mỗi lần sử dụng ngón tay đưa thức ăn vào miệng. Ngoài ra, việc thử nghiệm những món ăn thú vị với kích cỡ và độ thô mịn khác nhau hàng ngày sẽ làm tăng sự khéo léo của bé.
- Việc bé tự chăm lo cho bản thân sẽ giúp bé học hỏi và cho bé sự tự tin về khả năng và quyết định của chính mình.
6. Bé được tham gia bữa ăn gia đình
- Việc tham gia bữa ăn gia đình, ăn cùng thức ăn và tham gia “sinh hoạt xã hội" là một niềm vui dành cho bé.
- Bé bắt chước hành vi của người lớn trong bữa ăn, vì thế bé chuyển sang việc sử dụng các đồ dùng ăn uống một cách tự nhiên và chấp nhận cách ăn ở bàn như mong muốn của gia đình.
- Bé học được cách ăn các món khác nhau, cách chia sẻ, đợi đến phần mình và cách giao tiếp.
- Cùng tham gia bữa ăn có tác động tích cực đến các mối quan hệ gia đình, các kỹ năng xã hội, việc phát triển ngôn ngữ và thói quen ăn uống lành mạnh
7. Phát triển thói quen ăn uống lành mạnh
- Bé sẽ thấy ngon miệng hơn khi được chọn ăn thứ mình muốn, ăn theo tốc độ riêng của bé, và quyết định khi nào thì đủ. Điều này giúp bé tránh được sự kén chọn cũng như tình trạng béo phì sau này.
- Vì bé tham gia vào những bữa ăn chung lành mạnh ngay từ đầu nên bé ít khả năng chọn những thức ăn không tốt khi lớn hơn (hoặc cần đến thức ăn riêng cho mình) và vì thế nhận được nhiều dưỡng chất hơn về lâu dài. Tuy nhiên cần lưu ý là ba mẹ cũng phải có chế độ ăn khoa học để ảnh hưởng tốt đến bé.
8. Bữa ăn dễ dàng và đơn giản
- Việc nghiền thức ăn mất thời gian và tỉ mỉ, có thể tốn kém nữa (đây cũng là điều khiến mình không thích lắm ở phương pháp ADKN - vốn phù hợp hơn với các bà mẹ Nhật chủ yếu làm việc nội trợ, có nhiều thời gian chăm sóc chồng con). Với BLW thì điều đó không cần thiết. Miễn là ba mẹ có chế độ ăn lành mạnh thì họ có thể tạo điều kiện cho con thích nghi với bữa ăn của mình.
- Không vấn đề gì nếu cả nhà muốn ra ngoài ăn. Bé đã quen được ăn cùng bàn với người lớn và thưởng thức đồ ăn của người lớn nên gia đình không nhất thiết phải chọn những nhà hàng có thực đơn dành riêng cho bé. (Điều này rất hữu ích với những nhà khoái đi du lịch như nhà mình.)
- Với BLW thì mọi người ăn cùng nhau; người lớn không phải dùng muỗng để đút bé trong khi đồ ăn cứ nguội dần đi và mọi người đều tham gia vào “nhịp điệu ăn uống” chung.
9. Không phải “đánh vật” với bữa ăn
- Khi không có áp lực về việc bé phải ăn thì cũng không có cơ hội để bữa ăn trở thành một bãi chiến trường, vì thế những vấn đề như bé không chịu ăn hoặc ám ảnh với bữa ăn hiếm khi xảy ra.
- Bé được tôn trọng quyết định của mình về việc ăn hoặc không ăn gì và khi nào thì ngừng ăn, vì thế không cần phải bày trò chơi để dỗ bé ăn khi bé không muốn hoặc lừa bé ăn.
- Cả gia đình có thể cùng tận hưởng những bữa ăn một cách thoải mái, cả ba mẹ và bé đều được thư giãn và hạnh phúc.
- Cả gia đình có thể cùng tận hưởng những bữa ăn một cách thoải mái, cả ba mẹ và bé đều được thư giãn và hạnh phúc.
Những nguyên tắc cơ bản khi áp dụng BLW
1. Thức ăn
- Có thể chia sẻ với bé những thức ăn tốt cho sức khỏe của gia đình, ví dụ như trái cây, rau củ, thịt, phô mai, trứng luộc, bánh mì, cơm, mì sợi và hầu hết các loại cá. Tuy nhiên tùy giai đoạn mà bé được ăn những loại thức ăn phù hợp (tham khảo: Thức ăn cho bé trong độ tuổi ăn dặm). Hãy chọn những thức ăn dễ cắt hình que hoặc sợi lớn khi bé bắt đầu ăn. Nên tránh những thức ăn có muối và đường, thức ăn nhanh và đồ chế biến sẵn, mật ong, sò hến, trứng lòng đào và các loại hạt.
2. Cách ăn
- Có thể chia sẻ với bé những thức ăn tốt cho sức khỏe của gia đình, ví dụ như trái cây, rau củ, thịt, phô mai, trứng luộc, bánh mì, cơm, mì sợi và hầu hết các loại cá. Tuy nhiên tùy giai đoạn mà bé được ăn những loại thức ăn phù hợp (tham khảo: Thức ăn cho bé trong độ tuổi ăn dặm). Hãy chọn những thức ăn dễ cắt hình que hoặc sợi lớn khi bé bắt đầu ăn. Nên tránh những thức ăn có muối và đường, thức ăn nhanh và đồ chế biến sẵn, mật ong, sò hến, trứng lòng đào và các loại hạt.
2. Cách ăn
- Cho bé ngồi thẳng người, quay mặt về phía bàn (ngồi trên ghế ăn hoặc trên đùi ba mẹ). Hãy đảm bảo là bé ngồi vững và có thể dùng bàn tay và cánh tay thoải mái.
- Cung cấp thức ăn cho bé chứ không phải cho bé ăn. Hãy đặt đồ ăn trước mặt bé hoặc cho bé lấy nó từ tay mẹ và để bé tự quyết định.
- Hãy bắt đầu với những thức ăn dễ nhặt và cầm nắm - những mẩu thức ăn hình que hoặc sợi dài là tốt nhất lúc khởi đầu. Hãy cho bé làm quen với những hình dạng và độ thô mịn mới dần dần để bé biết cách xử lý chúng.
- Cho bé tham gia bữa ăn của gia đình bất cứ khi nào có thể. Hãy cho bé ăn thức ăn giống như của người lớn để bé có thể bắt chước.
- Hãy chọn những thời điểm bé không mệt và đói để bé có thể tập trung. Bữa ăn là giờ vui chơi và học hỏi. Bé vẫn tiếp nhận nguồn dinh dưỡng chính từ sữa.
- Hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trước khi ăn dặm kiểu BLW bởi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé cho tới 1 tuổi. Hơn nữa bé không quá đói thì sẽ không bị "vồ vập" quá khi ăn, bé sẽ bình tĩnh và tự chủ hơn. Bú cách giờ ăn dặm 1 tiếng là tốt nhất vì nếu bé có ọe thì cũng không ảnh hưởng đến khẩu phần sữa trước đó.
- Có thể cho bé uống nước cùng bữa ăn nếu bé thấy cần.
- Đừng hối thúc bé hoặc làm bé rối trí khi xử lý thức ăn. Hãy cho phép bé tập trung và tận dụng thời gian của mình.
- Đừng đút thức ăn vào miệng bé hoặc cố thuyết phục bé ăn nhiều hơn mức mình muốn.
3. Nguyên tắc an toàn:
- Cho bé ngồi thẳng khi ăn
- Không cho bé ăn nguyên hạt
- Cắt nhỏ những loại quả có lõi hạt như ô liu hoặc anh đào ra làm hai và vứt hạt đi
- Đừng để ai khác ngoài bé đút thức ăn vào miệng bé
- ĐỪNG BAO GIỜ để bé một mình với thức ăn
Bí quyết thành công
- Hãy xem giờ ăn là giờ chơi trên nguyên tắc tạo hứng thú cho bé (chứ không phải biến giờ ăn thành giờ chơi bằng cách cho bé đồ chơi và đi rong như nhiều mẹ vẫn thường làm). Bé cần ngồi ăn nghiêm túc với một tâm trạng thoải mái và được phép khám phá chủ động. Hãy chấp nhận là bé đang học tập và thử nghiệm chứ không nhất thiết phải ăn. Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé.
- Tiếp tục duy trì việc cho bé bú sữa theo nhu cầu, thức ăn dặm chỉ là phần phụ thêm chứ không phải thay thế cho sữa. Bé sẽ giảm sữa từ từ theo thời gian biểu của chính mình.
- Đừng trông mong bé ăn nhiều vào lần đầu. Nhiều bé ăn rất ít trong những tháng ăn dặm đầu tiên. Điều quan trọng là bé học được thói quen ăn uống tốt chứ không phải là ăn bao nhiêu. Đừng áp lực với việc phải nhét vào người bé một lượng bao nhiêu đó. Bé còn cả cuộc đời để ăn cơ mà.
- Hãy thử ăn cùng bé và cho bé tham gia bữa ăn của ba mẹ khi có thể để bé có nhiều cơ hội bắt chước và thực hành các kỹ năng mới.
- Hãy chấp nhận bé bày bừa đồ ăn và thậm chí bôi nhoe nhoét đầy người. Hãy nhớ rằng bé đang học ăn. Nếu mẹ cảm thấy mệt mỏi với việc dọn dẹp nhà cửa thì hãy trải một tấm lót sạch dưới ghế để giữ nhà được sạch.
- Hãy cho phép cả bé lẫn ba mẹ có điều kiện tận hưởng bữa ăn. Nhờ cách đó mà bé háo hức thử những thức ăn mới và trông chờ đến giờ ăn.
Tóm lại, BLW cho bé cơ hội được tự quyết định ăn theo bản năng và nhu cầu, kết hợp sự rèn luyện kỹ năng theo tự nhiên lẫn xu hướng xã hội, nhờ đó bé có ý thức tự giác, độc lập, tự tin và bé cũng học hỏi được nhiều hơn về cuộc sống. Tuy nhiên, để thành công thì ba mẹ phải kiên trì, tin tưởng và tạo điều kiện cho bé "khẳng định chính mình".
Dưới đây là một clip về BLW, chúng ta cùng xem để thấy phương pháp này thú vị như thế nào nhé.
Dưới đây là một clip về BLW, chúng ta cùng xem để thấy phương pháp này thú vị như thế nào nhé.
Và clip này nữa: http://www.youtube.com/watch?v=xVBdMDl4RXo&feature=player_embedded
----------------------------------------------
----------------------------------------------
Nguồn tham khảo:
Kỳ sau:
- Thực hiện phương pháp BLW - những điều nên và không nên làm
- Thực hiện phương pháp BLW - những điều nên và không nên làm
- Thực đơn BLW cho bé 6-8 tháng
36 nhận xét:
Chị Nga ơi, cảm ơn chị nhiều :). 3 tháng nữa là em được gặp baby rồi, và sẽ có cơ hội áp dụng các kiến thức, kỹ năng chị đã chia sẽ trên blog để bé được phát triển tốt nhất. Vấn đề duy nhất là em sẽ phải đi làm sớm, đi làm xa (nghỉ trước 1 tháng và nghỉ sau 3 tháng) nên đang nghĩ cách nào truyền đạt lại cho người sẽ chăm bé đây.
Rất mong được đọc các bài tiếp theo của chị.
Orchid1080: Chị ơi, em iu chị quá đi mất, hôm nay đọc được bài này của chị em như bắt được vàng, em sẽ lưu bài này lại để áp dụng cho bé thứ 2, vì bé đầu nhà em gần 3t rồi vẫn đang tập nhai do sai lầm của người lớn. Hy vọng là áp dụng phương pháp này cho bé sẽ suôn sẻ. Mà còn phải tìm hiểu thêm các món ăn dễ chế biến, làm cho bé thích ăn, ăn ngon miệng và đủ chất cho bé nữa.
E cảm ơn chị nhiều lắm :)
@Anonymous: Nếu sức khỏe ổn định thì không cần nghỉ trước 1 tháng đâu em, tới sát ngày sinh nghỉ cũng được, để dành thời gian cho con sau đó. Chúc em đón bé yêu thật thuận lợi nhé.
@Orchid1080: Vậy em sắp có bé thứ hai chưa? Phấn đấu sinh một cô công chúa rồi xỏ lỗ tai từ bé nhé, hihi.
Cảm ơn chị nhiều nhiều lắm và xin phép copy bài này về máy để tham khảo. Em đang tìm thông tin về kiểu ăn dặm này nhưng các tài liệu toàn tiếng Anh cả, mà trình độ tiếng Anh của em thì chỉ đủ để Google chứ chưa đủ để đọc hiểu tường tận. Em chờ thêm những bài tiếp theo của chị. Chúc chị và em bé luôn khỏe mạnh nhé.
Chị ơi, quả thật là những kinh nghiệm & chia sẽ hữu ích chị ạ. E quyết sau này nuôi con theo phương pháp khoa học này
Cám ơn chị nhiều lắm
Cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích của chị! Em cũng sắp được đón bé yêu chào đời và rất mong muốn áp dụng phương pháp ăn dặm khoa học như vậy cho con. Đọc bài viết của chị em đã hiểu về cơ bản phương pháp này nhưng cụ thể về các món ăn cho bé hay cách chế biến thì em chưa hình dung được. Nếu có điều kiện, em rất mong chị chia sẻ thêm. Cảm ơn chị rất nhiều!
Chị ui, hôm qua em nằm mơ đến thăm nhà chị đấy hihi, chắc ước ao nhiều quá nên ngủ mơ luôn :)
Em iu làm chị cảm động quá đi thôi. :)
Mấy bữa nay bận ghê quá, định viết tiếp cái BLW mà chưa có thời gian.
Con em đã bắt đầu ăn dặm chưa?
Bé chưa đủ 6 tháng nên em vẫn cho bú mẹ thôi. Hết tháng 8 này bé tròn 6 tháng em sẽ cho ăn dặm kiểu BLW.
chị ơi, em hấp tấp quá, comment ở bài kia xong mới nhìn xuống bài này, cách này nghe thích quá chị ơi, cứ nhàn mà con khỏe là mẹ thích phải không chị, cám ơn chị nhiều, em hóng thành công của chị để chuẩn bị cho bé thứ 2 nhà e (chưa biết khi nào :))
Chị Nga ơi, cảm ơn chị nhiều. Bé thứ 2 nhà em áp dụng ADKN mà không thành công, chị có phương pháp này đỡ cực hơn thì update thường xuyên chị nhé, bé thứ 3 nhà em sắp được 1 tháng, em cố theo học hỏi chị xem kết quả có khả quan không. Chị có bận mấy cũng bớt thời gian để chia sẻ về phương pháp này nhé, trình độ tiếng Anh của em còi quá ko nghiên cứu tài liệu trên mạng nổi.
Cảm ơn chị và yêu chij nhiều lắm, cứ có thời gian là em lại vào blog của chị, cũng tích cóp được kha khá kinh nghiệm rùi, chờ thực hành nữa thôi.
Chúc Kitty khỏe và học ăn thật giỏi nhé.
Chị Nga ơi, em thắc mắc là ở độ tuổi này bé chưa mọc răng để có thể nhai nghiền thức ăn, thì có sợ thức ăn chưa được nhai kỹ vào dạ dày bé làm dạ dày co bóp mạnh gây tổn hại đến dạ dày ko chị?
Chị trả lời câu hỏi này của em trong bài viết "Nói thêm về BLW"
Chị ơi, em muốn hỏi kinh nghiệm của chị là chi cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu hay có cả sữa công thức nữa ạ? Và sau đó khi cho bé ăn dặm theo BLW này thì em vẫn cho bú mẹ hoàn toàn tiếp hay có cần phải bổ sung thêm sữa ngoài k ạ? Vì con em hơn 4 tháng mà 3 tuần đổ lại em tự nhiên ít sữa đi. Mặc dù em đã đấu tranh cho bé bú mẹ hoàn toàn rồi mà mọi người cứ áp lực với em là nó ăn không đủ no, nó ị k đều (2,3 ngày ị 1 lần) nên em đã cho con ăn thêm sữa ngoài nhưng vẫn duy trì bú mẹ, thì con ị đều hơn nhưng tăng cân còn ít hơn trước. Bây giờ em lại muốn quay về cho bú mẹ hoàn toàn. Nên em muốn hỏi k biết nếu em sử dụng BLW thì em có cần cho ăn sữa ngoài nữa ko. Vì phương pháp này thì sữa vẫn là chủ yếu mà sau 6 tháng sữa mẹ k nh chất như trước nữa.
Em xin lỗi vì đã hơi dài dòng ạ. Em cám ơn chị nhiều ạ.
Chị cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không dùng thêm sữa công thức. Chuyện bé bú mẹ mà 2-3 ngày mới ị là điều hết sức bình thường, nếu bé vẫn phát triển đều thì em không cần phải lo. Lợi ích của sữa mẹ thì cả thế giới công nhận rồi, cho con bú mẹ là hướng đến sự phát triển bền vững cho con chứ không chỉ giải quyết vấn đề cân nặng tức thời. Em là mẹ, là người trực tiếp chăm sóc bé thì phải có quyền quyết định tối cao, đừng có phân tâm vì những áp lực từ người khác.
Khi theo phương pháp BLW, nếu bé đã ăn quen thì bé sẽ bớt phần sữa lại. Nếu mẹ ăn uống đủ chất bổ dưỡng và nghỉ ngơi đúng mực thì sữa mẹ vẫn tốt cho bé. Chị thì bị ốm khi bé được 7 tháng nên lượng sữa bị ít đi, buộc lòng chị phải dùng thêm sữa công thức trong giai đoạn này song song với sữa mẹ, và chị lấy làm tiếc vì điều đó. Nếu em có thể duy trì nguồn sữa mẹ cho bé thì đừng bỏ phí nhé.
Chị ơi lúc nào rảnh chị có thể chia sẻ thêm về phương pháp ăn dặm ngày xưa chị đã áp dụng cho Anh Thi không? Em có bé đầu tiên nên vẫn phân vân lắm. Em cũng đọc trên mạng nhưng thấy có nhiều ý kiến và kinh nghiệm khác nhau nên chẳng biết đâu mà lần. Ví dụ như cho bé ăn bột ngọt rồi bột mặn rồi đến cháo? Mỗi bước trong bao lâu? Lượng như thế nào? ...
Rất mong hồi âm của chị. Chúc chị năm mới nhiều niềm vui nha chị :D
Để rảnh chị viết một bài thì mới chi tiết được chứ vài dòng comment thì không nói đủ ý đâu. Hồi trước chị nuôi Anh Thi thì không cho ăn bột mà ăn cháo luôn, từ mịn đến thô đó em, cũng tương tự như ăn dặm kiểu Nhật có điều chị không cầu kỳ như thế.
Chị ui, em đợi bài của chị nha! Em đang nghiền ngẫm các bài của chị về BLW và bài về việc tập cho bé tự xúc ăn để tránh áp dụng sai phương pháp cho con khi chuyển qua thời kỳ ăn dặm.
Cảm ơn những chia sẻ của chị nhiều nhiều. :D
Cảm ơn chị Nga vì bài viết hữu ích và hướng dẫn tỉ mỉ. Tôi cũng mới có cháu được 3 tháng, quyết dạy cháu ăn theo phương pháp này. Theo như chị hướng dẫn thì 6 tháng là có thể áp dụng được.
Nhưng 1: 6 tháng là tròn 6 tháng, bắt đầu từ tháng thứ 7,
hay 2: là tròn 5 tháng, bắt đầu bước sang tháng thứ 6?
Nhà tôi không có điều kiện cho bé bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, nên có thể áp dụng theo phương án 2 ở trên được không.
Cảm ơn chị nhiều. Chúc chị và gia đình mạnh khỏe, mọi việc thuận lợi
6 tháng ở đây là bé tròn 6 tháng đó bạn.
Dù bé bú mẹ hay sữa công thức, thì nếu theo BLW cũng nên chờ bé tròn 6 tháng, lúc đó hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé đã hoàn thiện hơn để hỗ trợ ăn dặm tự chủ, hơn nữa bé cũng ngồi cứng cáp hơn.
chị ơi, bé nhà em 5,5 tháng cho ăn dặm kiểu blw, bé ngồi ghế chèn thêm khăn 2 bên và sau lưng. Hôm đầu tiên bé chưa cầm đồ ăn, cũng chả đập phá gì, nói chung là không để ý, em cầm lên, đưa cho bé thì bé cầm và ... nhìn em. Em cầm tay bé đưa về miệng em cắn 1 miếng, bé thấy thế cũng đưa lên miệng và nhấm nháp. Từ lúc ấy, đến giờ tuần rồi, bé không đập đồ ăn như đồ chơi mà chỉ đưa lên miệng thôi. Nhưng lại sinh ra tật xấu: bé chưa nhặt đồ ăn vững nên bắt mẹ cầm lên, đưa lại gần tay để bé cầm từ tay mẹ. Đang ăn, đồ ăn rơi, là lại khóc bắt mẹ cầm miếng khác lên đưa vào tay bé.
Em nhặt đồ ăn đưa vào tay bé như vậy có đi ngược với blw không hả chị? vì bé không tự nhặt, và cũng không chọn đồ ăn.
Chị Bích Nga à, e đọc những bài viết của chị và rất thích phương pháp này, cám ơn chị đã chia sẻ tỉ mỉ cho mọi người. <3!
Chị Nga vui lòng cho em hỏi nếu áp dụng BLW thì bé khi bắt đầu sẽ ăn rau củ luôn ạ?vì những món tinh bột như cháo v.v bé đâu bốc được ạ?
Em xem tiếp các bài sau cùng chủ đề BLW chị có đề cập đến các loại thức ăn cho bé. Tinh bột tồn tại dưới nhiều dạng như bánh mì, khoai tây, mì sợi, cơm... chứ đâu nhất thiết là cháo.
Chị Nga cho em hỏi chút, bé nhà em đã 1 tuổi mới bắt đầu ăn BBL, trước bữa ăn ko cho uống sữa mục đích để bé đói bé ăn nhiều nhưng bé vẫn ăn rất ít,2 ngày nay tập ăn BBL quấy khóc thường xuyên. Chị tư vấn giúp em. Trước đây e cho bé ăn cháo - gần giống pp kiểu Nhật nhưng ko để riêng đồ ăn, bé được tập ăn thô tốt, thích bốc cơm ăn, hạt nào dính trên tay cũng mút ăn hết, nhưng rau, tôm thì phần lớn ném đi và ngồi ghế 1 lát là chán (tầm 10') đòi ra. Em có nên cho bé uống sữa trước bữa ăn chừng 2h như các bé 6th bắt đầu ăn BBL ko. Ước gì em đã tập cho con BBL ngay từ 6 tháng trước, hichic. Đến giờ em đã hết kiên nhẫn để mỗi ngày nịnh, dụ khị, cho đồ chơi mới... để dụ con ăn nên qd thay đổi PP qua BBL. Chị tư vấn giúp em với. Nhìn con khóc quấy mà tới bữa ăn dc chừng 1 thìa con cơm sao stress quá chị ạ
Em mới thử có 2 ngày thôi nên không có gì phải sốt ruột em nhé, bé phải có thời gian thích nghi chứ. Trước mắt còn một quãng đường dài, cần phải kiên nhẫn em ạ.
Em cam on nhung chia se cua chi nhieu lam a!
cho bé ăn như vậy có sợ hóc làm nghẽn đường thở ko bạn? nếu bé nôn thì ok nhưng nhỡ bị kẹt như hóc như xương thì nguy hiểm lắm
Vấn đề có hóc hay không đã được viết rất nhiều trong các bài thuộc chủ đề BLW. Đây là một phương pháp ăn khoa học đã được nhiều nước ứng dụng nên chắc chắn phải loại bỏ những nguy hiểm cho bé. Cho ăn đúng cách thì bé sẽ không hóc.
ôi thật hay quá, em đang nghiên cứu chuẩn bị cho bé ăn dặm BLW. Cảm ơn bài viết của chị nhé!
C ơi. C có fb k ạ?
Chị cho e hỏi là bé nhà e dc 15 thang, trc giờ toàn ăn chao xay mà mỗi lần ăn là vât lộn đủ kiểu mơis hết chén cháo nên giờ e áp dụng qa pp BLW đc k ạ,lieu có quá trễ k c? Vs gio bé tap an kieu BLW so k du chất
@xuan do: không bao giờ là quá trễ, tuy nhiên đã 15t mới tập BLW thì em phải chấp nhận kiên trì, đồng thời phải chấp nhận có giai đoạn bé phải làm quen và ăn được ít hơn. Con em bây giờ không cần cháo xay nữa. Nếu em vẫn tiếp tục đút cho bé, thì nên chuyển sang dạng thức ăn thô hơn. Mà tốt nhất là em tập cho bé tự ăn. Đừng sợ bé không đủ chất. Bé ăn ít lại chút cũng được nhưng khi đã hình thành được thói quen tốt rồi thì về sau bé sẽ tự giác hơn, và điều chỉnh phần ăn theo nhu cầu. Nói chung là em đừng ngại gì mà không thử, cứ thử rồi điều chỉnh tùy theo phản ứng của bé em nhé.
đặt vé máy bay eva air
mua vé máy bay đi mỹ hãng eva
phòng vé korean air tại tphcm
đặt vé máy bay đi mỹ ở đâu
vé máy bay đi canada giá rẻ
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich
Phương pháp này rất khoa học
Post a Comment