CHA MẸ TÔI
Từ buổi sáng hôm qua, đã liên tục gọi điện cho cha mẹ nhưng máy luôn bận, mãi đến khi đi dự lễ Nhà giáo ở trường con gái về, tôi mới có thể chúc mừng cha mẹ tôi. Tôi không lạ, vì tôi biết những ngày này, học trò cũ đến chơi và gọi điện chúc mừng cha mẹ tôi rất nhiều. Thuở xưa, cứ mỗi dịp 20-11 là nhà tôi ngập sắc hoa. Cha mẹ tôi mỗi người có gần 40 năm song hành cùng nghề giáo, bao thế hệ học trò đã đi qua trong đời, nào có phải ít đâu.
Cha mẹ đều là giảng viên đại học, nhưng chưa ai từng đứng lớp dạy một trong bốn chị em tôi. Tuy vậy, trong mắt chúng tôi, cha mẹ là những người thầy lớn, những người thầy đầu tiên trong đời.
Cha mẹ tôi dạy học từ những năm đầu của thập niên 60. Cũng như bao thế hệ nhà giáo trước và sau giải phóng, việc nuôi bốn đứa con ăn học cho ra hồn quả là vất vả, khó khăn. Nhà tôi thứ gì cũng thiếu, chỉ mỗi sách là nhiều, thế nên nhà vẫn chật dù đồ đạc chẳng bao nhiêu. Tôi nhớ những chiếc bánh xèo thơm ngon của cha làm từ loại bột mì do Liên Xô viện trợ thời bao cấp, tôi nhớ những đêm nằm trên giường chống cằm xem mẹ chấm điểm bài kiểm tra, rồi cũng tập tành làm cô giáo bằng cách gõ thước kẻ vào tường để dạy đám học sinh tưởng tượng vào mỗi buổi trưa, khiến bác hàng xóm phải sang gặp cha mẹ tôi than phiền rằng "con gái út của anh chị làm cho tôi mất ngủ".
Từ buổi sáng hôm qua, đã liên tục gọi điện cho cha mẹ nhưng máy luôn bận, mãi đến khi đi dự lễ Nhà giáo ở trường con gái về, tôi mới có thể chúc mừng cha mẹ tôi. Tôi không lạ, vì tôi biết những ngày này, học trò cũ đến chơi và gọi điện chúc mừng cha mẹ tôi rất nhiều. Thuở xưa, cứ mỗi dịp 20-11 là nhà tôi ngập sắc hoa. Cha mẹ tôi mỗi người có gần 40 năm song hành cùng nghề giáo, bao thế hệ học trò đã đi qua trong đời, nào có phải ít đâu.
Cha mẹ đều là giảng viên đại học, nhưng chưa ai từng đứng lớp dạy một trong bốn chị em tôi. Tuy vậy, trong mắt chúng tôi, cha mẹ là những người thầy lớn, những người thầy đầu tiên trong đời.
Cha mẹ tôi dạy học từ những năm đầu của thập niên 60. Cũng như bao thế hệ nhà giáo trước và sau giải phóng, việc nuôi bốn đứa con ăn học cho ra hồn quả là vất vả, khó khăn. Nhà tôi thứ gì cũng thiếu, chỉ mỗi sách là nhiều, thế nên nhà vẫn chật dù đồ đạc chẳng bao nhiêu. Tôi nhớ những chiếc bánh xèo thơm ngon của cha làm từ loại bột mì do Liên Xô viện trợ thời bao cấp, tôi nhớ những đêm nằm trên giường chống cằm xem mẹ chấm điểm bài kiểm tra, rồi cũng tập tành làm cô giáo bằng cách gõ thước kẻ vào tường để dạy đám học sinh tưởng tượng vào mỗi buổi trưa, khiến bác hàng xóm phải sang gặp cha mẹ tôi than phiền rằng "con gái út của anh chị làm cho tôi mất ngủ".
Cha mẹ hầu như không bao giờ ép chị em tôi học, cũng chẳng hề kiểm tra sách vở, với người khác như thế có lẽ là dễ dãi. Nhưng bốn chị em tôi suốt những năm tháng cắp sách đến trường hầu như luôn làm cha mẹ vui lòng vì chuyện học hành của con. Với chúng tôi, học cũng như bước vào đời, tất cả là tự giác và tự thân vận động. Tôi biết trong lòng cha mẹ cũng lo âu khi con cái lập nghiệp nơi xa, nhưng dẫu sao vẫn mừng vì chúng tôi biết sống cùng niềm tin và ước vọng.
Hơn 12 năm trước, tôi chơi thân với một cậu bạn cùng khóa, sau này có học cha tôi. Tết bạn về thăm nhà, kể chuyện với gia đình mới vỡ lẽ năm xưa cha tôi từng là thầy giáo dạy ba của bạn. Bạn bảo: "Vậy là ba N. dạy cả hai thế hệ nhà mình". Chuyện bình thường thôi mà sao tôi cũng thấy vui vui.
Cha tôi nghỉ hưu cũng gần 10 năm rồi, với mẹ tôi thì lâu hơn. Cha tôi yêu nghề giáo nên cả khi đã làm quản lý, cha vẫn nhiệt tình đứng lớp. Nghỉ hưu, trường mời cha tiếp tục giảng dạy sinh viên, cha vẫn đi, và còn dạy thêm vài năm nữa. Sau này kinh tế gia đình tôi đã khá lên nhiều nên chúng tôi muốn cha nghỉ ngơi lúc tuổi già, song cha bảo, với những người thầy mà bảng đen phấn trắng đã trở thành tình yêu của họ thì được đứng trên bục giảng cũng là một niềm đam mê không bao giờ tắt.
NHỮNG NGÀY THÁNG ĐẸP
Tuy ra trường không theo nghề giáo, nhưng tôi cũng từng đứng trên bục giảng gần 3 tháng trong vai trò giáo viên thực tập bởi thuở xưa tôi học ngành Sư phạm.
Ngày ấy cách đây hơn 10 năm rồi, tôi được phân công về dạy lớp 10A1 trường Quốc Học. Nhóm thực tập sinh trong lớp gồm 4 người tất cả: tôi khoa Anh, một bạn khoa Văn, một bạn khoa Tin và một bạn khoa Toán, chia đều 2 nam 2 nữ.
Sau này khi đã đi làm nhiều năm, hướng dẫn các sinh viên thực tập, tôi được nghe các em tâm sự rằng nhiều bè bạn của các em xem thực tập là chuỗi thời gian kinh hoàng, bởi họ bị sai vặt nhiều hơn là được thực hành.
Nghĩ thế có lẽ cũng quá cực đoan vì không phải môi trường nào cũng vậy. Trong thời gian thực tập chúng tôi luôn được đứng lớp như một giáo viên thực thụ, được áp dụng giáo học pháp của chính mình và cũng cảm nhận được sự trân trọng mà mọi người dành cho nghề giáo. Thật khó quên cái cảm giác thao thức bên trang giáo án để giờ giảng của mình thực sự hấp dẫn, sinh động và thú vị. Học trò tôi ngày đó nhiều em sáng dạ, có tài nhưng cũng nghịch vô cùng. Tôi nhớ L.T. – cô bé có mái tóc xoăn, nước da nâu và đôi mắt sáng luôn toát lên vẻ thông minh và cương quyết, sau này đậu thủ khoa CNTT Bách Khoa TP HCM và giờ đang làm tiến sĩ ở Mỹ. Tôi nhớ N. – cậu bé giỏi Toán và tiếng Anh nhưng tính tình bẽn lẽn như con gái, tụi học trò bảo tôi rằng cô không còn dạy làm cậu ta phát khóc. Tôi nhớ C. – cô bé lớp trưởng có đôi mắt đẹp và dáng cao thanh thoát, ăn nói sắc sảo đến đám con trai trong lớp cũng phải kêu trời. Tôi nhớ H. – cô bé giỏi Văn hát hay, những ngày chuẩn bị văn nghệ cô trò theo tiếng guitar hòa chung một bài hát cũ. Và tôi nhớ Đ. – con trai thầy giáo cũ dạy tiếng Anh của tôi – vẽ rất đẹp, học Tin rất giỏi, sau này em theo con đường Tin học, đoạt nhiều giải thưởng lớn, tiếc rằng lại chết trong một lần đi tắm biển khi đang ở tuổi 25 tươi đẹp.
Hồi đó, VTV đang chiếu bộ phim hài Hàn Quốc: Yumi – tình yêu của tôi. Vì tôi cũng cắt tóc tém tinh nghịch, tính tình cũng nhí nhảnh vui tươi nên có người gọi tôi là Yumi – một cô Yumi đứng trên bục giảng không hề đeo kính nhưng khi chạy xe ngoài đường vẫn có thêm cặp kính trắng cho đỡ bụi. Học trò tôi hỏi: “Cô ơi, trông cô đeo kính dễ thương, tại sao cô chỉ đeo kính khi ra đường?” Tôi cười: “Ở trong lớp ai cũng biết cô trí thức, nên ra đường cô phải đeo kính vào không mọi người lại tưởng cô là trí ngủ”.
Biết viết sao cho đủ kỷ niệm của một ngày xưa yêu dấu. Hơn 10 năm không còn theo nghiệp bảng đen phấn trắng, vậy mà thỉnh thoảng vẫn nhận được một tấm thiệp, một lời chúc của học trò cũ nhân ngày nhà giáo, ngày sinh nhật…, thấy cuộc đời có những niềm hạnh phúc bình dị làm sao.
21.11.2008
2 nhận xét:
eva air vn
mua vé máy bay đi mỹ ở đâu
hãng hàng không korean air
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich
Bài viết rất ý nghĩa
Post a Comment