Người Việt nói: “Mất bò mới lo làm chuồng”, người Trung Quốc nói: “Mất dê mới lo làm chuồng”, người Anh nói: “Sổng ngựa mới lo khóa chặt cửa”, tất cả đều mang hàm ý: do không chịu phòng ngừa hậu họa, không sửa chữa sai sót kịp thời nên phải gánh chịu tổn thất.
Chuyện kể rằng ngày xưa có người nuôi một đàn dê. Một buổi sớm ông phát hiện trong đàn thiếu một con, sau khi xem xét thì thấy chuồng dê thủng một lỗ, buổi đêm sói chui qua lỗ đó bắt dê. Hàng xóm khuyên anh ta làm lại chuồng nhưng anh ta không nghe, còn nói rằng: “Đằng nào cũng mất dê rồi, sửa chuồng làm gì nữa?” Kết quả là sáng hôm sau anh ta lại bị mất dê tiếp. Lúc ấy anh ta mới hối hận và lo đi làm chuồng.
Thời Chiến Quốc, Sở Tương Vương trọng dụng gian thần, suốt ngày hoan lạc mà không ngó ngàng đến quốc gia đại sự khiến đất nước ngày càng suy yếu, muôn dân rơi vào cảnh lầm than. Lão thần Trang Tân không đành lòng nhìn thấy nước Sở như vậy đã vào khuyên vua bỏ lạc thú, đuổi gian thần mà lo chính sự. Lúc ấy Sở Tương Vương đang ngồi uống rượu với ái thiếp, không những không nghe lời can gián của Trang Tân mà còn mắng nhiếc ông thậm tệ và đuổi đi. Trang Tân uất ức quá bèn đem gia quyến chạy sang nước Triệu.
Sau khi Trang Tân đi không lâu, nước Tần đem quân đánh Sở. Sở thua tan tác. Vua Sở Tương Vương phải chạy đến tận Dương Thành. Bình tâm nghĩ lại, nhớ đến lời can gián của Trang Tân, nhà vua vô cùng hối hận, bèn cho người tìm Trang Tân về. Trang Tân thấy vua có ý hối cải mới kể câu chuyện người nuôi dê nói trên và phân tích sai lầm của Sở Tương Vương. Nhà vua nghe xong tỉnh ngộ, kịp thời khắc phục sai lầm và sau đó đã chấn hưng đất nước.
Không rõ câu thành ngữ “Mất bò mới lo làm chuồng” trong tiếng Việt xuất xứ từ đâu nhưng nhiều khả năng chịu ảnh hưởng của tiếng Hán. Câu thành ngữ tương đương trong tiếng Hán là “Vong dương bổ lao”, còn trong tiếng Anh là “lock the stable door after the horse has bolted”.
11.2008
2 nhận xét:
hãng eva airline
ve may bay eva di my
korean air vn
vé máy bay đi mỹ giá rẻ
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch
Bài viết hay quá
Post a Comment