1. Hội thi học sinh thanh lịch
Năm mình học lớp 11 thì trường tớ tổ chức cuộc thi “Học sinh thanh lịch”, mỗi lớp cử vài đại diện tham gia. Đến ngày thi, những đứa không tham gia (chiếm đại đa số) hóng hớt đến xem để cổ vũ và bình luận. Lớp mình thì bao giờ cũng khét tiếng là ăn chơi và quậy phá, dù là lớp A – tuyển chọn toàn học sinh được chuyển thẳng và thi cấp 3 điểm cao. Bọn mình cổ vũ thì ít mà chọc ngoáy thì nhiều, nhất là thấy em nào tỏ ra mất bình tĩnh. Đến phần thi ứng xử, một em bắt được câu hỏi, đại loại là hãy đọc mấy câu đầu trong bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn. Em này đang lúng túng cố nhớ ra thì bọn khán giả phá đám, hét vọng lên sân khấu: “Cao cao bên cửa sổ, có hai người hôn nhau”.
Năm mình học lớp 11 thì trường tớ tổ chức cuộc thi “Học sinh thanh lịch”, mỗi lớp cử vài đại diện tham gia. Đến ngày thi, những đứa không tham gia (chiếm đại đa số) hóng hớt đến xem để cổ vũ và bình luận. Lớp mình thì bao giờ cũng khét tiếng là ăn chơi và quậy phá, dù là lớp A – tuyển chọn toàn học sinh được chuyển thẳng và thi cấp 3 điểm cao. Bọn mình cổ vũ thì ít mà chọc ngoáy thì nhiều, nhất là thấy em nào tỏ ra mất bình tĩnh. Đến phần thi ứng xử, một em bắt được câu hỏi, đại loại là hãy đọc mấy câu đầu trong bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn. Em này đang lúng túng cố nhớ ra thì bọn khán giả phá đám, hét vọng lên sân khấu: “Cao cao bên cửa sổ, có hai người hôn nhau”.
Tội nghiệp em gái, đang lúng túng, nghe loáng thoáng từ “cửa sổ” thế là bật ra nói như cái máy: “Cao cao bên cửa sổ…”, cả hội trường cười ầm ĩ.
Một em khác bắt được câu hỏi: “Nếu bố mẹ em cấm đoán quan hệ giữa em và người yêu em thì em sẽ làm gì?” Em gái đang bối rối (chắc là vì còn nhỏ, chưa yêu bao giờ ) thì cả đám tiểu yêu bên dưới lại hét lên: “Một sợi dây thừng, một chén thuốc độc, một… gói quần áo”. Ủa, đã dây thừng với thuốc độc thì còn đem theo gói quần áo làm gì vậy kìa? Xin thưa, nhỡ đến lúc chuẩn bị chết mà thấy nhụt chí quá thì thôi rủ nhau trốn đi vậy.
Báo hại em gái dự thi trên kia đang lúng túng lại càng run thêm, đứng ngẩn tò te như ngậm hột thị.
2. Nhổ cỏ vườn sinh vật
Trường trung học của mình có rất nhiều hoa và cây xanh. Cây thì đủ loại, từ cây cảnh, cây ăn quả đến cây cổ thụ, lúc nào trong trường cũng rợp bóng mát và ngập đầy sắc hoa, đã bảo là “ngôi trường sinh thái” mà lại.
Trong trường có một cái vườn gọi là “vườn sinh vật”. Trong thời khóa biểu học tập của bọn mình thì có giờ lao động, nhưng thực tế thì học sinh chả có việc gì làm. Vệ sinh trường thì đã có lao công làm cho sạch, cắt xén cỏ cây cũng có thuê người chuyên làm việc đó…, tóm lại chỉ còn một việc rất cỏn con là nhổ cỏ ở vườn sinh vật, chia ra cho rất nhiều lớp.
Theo chương trình thì mỗi lớp sẽ lao động một buổi mỗi tuần, các lớp luân phiên làm những buổi khác nhau trong tuần, công việc chỉ xoay quanh cái vườn ấy. Thế thì cỏ đâu ra lắm thế mà nhổ? Để cầm chừng, thầy giáo chủ nhiệm cho bọn mình mỗi tuần chỉ một tổ lao động thôi, nghĩa là mỗi cá nhân cứ một tháng mới có một buổi đi nhổ cỏ. Cứ đến giờ nhổ cỏ là cả bọn túm lại nói đủ chuyện trên trời dưới biển, tay thì vặt mấy cọng cỏ qua loa lấy lệ, thậm chí chỉ vặt mỗi ngọn. Cuối cùng thầy chủ nhiệm thấy ngứa mắt quá, bảo: “Nhổ cỏ không nhổ tận gốc thì nhổ làm gì?”
Bọn mình liền đáp: “Ơ, tụi em tưởng chỉ nên vặt ngọn thôi, phải để gốc lại cho nó còn mọc, lớp khác mới có việc để làm chứ. Bây giờ nhổ tận gốc thì lấy đâu ra việc mà lao động nữa ạ?”
Cả đám cười rầm rầm, rồi cứ nghĩ thế nào thầy cũng la cho một trận, không ngờ thầy cười rồi gật gù: “Nói có lý!”
3. Hội trại lớp 12
Như thường lệ, cứ đến dịp 26-3 là trường lại tổ chức cắm trại ở biển. Năm đó trời lạnh khủng khiếp, lại còn có dự báo bão nên nhà trường quyết định không cắm trại nữa. Trời ơi, đời học sinh cả năm chỉ mơ có một lần cắm trại để vui chơi thỏa thích, nghe tin này khác nào sét đánh ngang tai! Thế là học sinh các lớp đồng loạt kiến nghị nhà trường cho tổ chức hội trại. Các thầy cô ban giám hiệu cũng mủi lòng, lại thấy thời tiết có vẻ khá dần lên nên cuối cùng đồng ý cho cắm trại, nhưng vẫn thòng thêm một câu là nếu thời tiết có diễn biến xấu thì phải lập tức nhổ trại.
Báo hại em gái dự thi trên kia đang lúng túng lại càng run thêm, đứng ngẩn tò te như ngậm hột thị.
2. Nhổ cỏ vườn sinh vật
Trường trung học của mình có rất nhiều hoa và cây xanh. Cây thì đủ loại, từ cây cảnh, cây ăn quả đến cây cổ thụ, lúc nào trong trường cũng rợp bóng mát và ngập đầy sắc hoa, đã bảo là “ngôi trường sinh thái” mà lại.
Trong trường có một cái vườn gọi là “vườn sinh vật”. Trong thời khóa biểu học tập của bọn mình thì có giờ lao động, nhưng thực tế thì học sinh chả có việc gì làm. Vệ sinh trường thì đã có lao công làm cho sạch, cắt xén cỏ cây cũng có thuê người chuyên làm việc đó…, tóm lại chỉ còn một việc rất cỏn con là nhổ cỏ ở vườn sinh vật, chia ra cho rất nhiều lớp.
Theo chương trình thì mỗi lớp sẽ lao động một buổi mỗi tuần, các lớp luân phiên làm những buổi khác nhau trong tuần, công việc chỉ xoay quanh cái vườn ấy. Thế thì cỏ đâu ra lắm thế mà nhổ? Để cầm chừng, thầy giáo chủ nhiệm cho bọn mình mỗi tuần chỉ một tổ lao động thôi, nghĩa là mỗi cá nhân cứ một tháng mới có một buổi đi nhổ cỏ. Cứ đến giờ nhổ cỏ là cả bọn túm lại nói đủ chuyện trên trời dưới biển, tay thì vặt mấy cọng cỏ qua loa lấy lệ, thậm chí chỉ vặt mỗi ngọn. Cuối cùng thầy chủ nhiệm thấy ngứa mắt quá, bảo: “Nhổ cỏ không nhổ tận gốc thì nhổ làm gì?”
Bọn mình liền đáp: “Ơ, tụi em tưởng chỉ nên vặt ngọn thôi, phải để gốc lại cho nó còn mọc, lớp khác mới có việc để làm chứ. Bây giờ nhổ tận gốc thì lấy đâu ra việc mà lao động nữa ạ?”
Cả đám cười rầm rầm, rồi cứ nghĩ thế nào thầy cũng la cho một trận, không ngờ thầy cười rồi gật gù: “Nói có lý!”
3. Hội trại lớp 12
Như thường lệ, cứ đến dịp 26-3 là trường lại tổ chức cắm trại ở biển. Năm đó trời lạnh khủng khiếp, lại còn có dự báo bão nên nhà trường quyết định không cắm trại nữa. Trời ơi, đời học sinh cả năm chỉ mơ có một lần cắm trại để vui chơi thỏa thích, nghe tin này khác nào sét đánh ngang tai! Thế là học sinh các lớp đồng loạt kiến nghị nhà trường cho tổ chức hội trại. Các thầy cô ban giám hiệu cũng mủi lòng, lại thấy thời tiết có vẻ khá dần lên nên cuối cùng đồng ý cho cắm trại, nhưng vẫn thòng thêm một câu là nếu thời tiết có diễn biến xấu thì phải lập tức nhổ trại.
Híc, trời lạnh căm căm, gió thổi ầm ầm, biển cuộn sóng đen ngòm, vậy mà hàng đoàn học sinh vẫn kiên trì mặc áo lạnh, đạp xe 12 cây số đến bờ biển để cắm trại, lớp này lớp kia trêu ghẹo nhau vui không thể tả. Nhưng niềm vui kéo dài không được lâu, đài lại báo bão sắp đổ về, thế là qua một đêm nhà trường thông báo tất cả các lớp phải nhổ trại về nhà ngay trong đầu buổi sáng.
Buồn bã, nhưng vẫn chưa hết máu ăn chơi, 2/3 đội quân 12A kéo nhau về nhà cậu lớp phó học tập tên Tam gần biển để… cắm trại trong nhà. Cũng nấu nướng, tán phét, bình phim Hồng Lâu Mộng và hò hét như điên.
Mình còn nhớ có mấy cái giường, đứa nào nhanh chân thì tranh được chỗ để leo lên ngồi đắp chăn cho ấm. Mình, Quỳnh Anh và Diệu Hạnh cũng chen lên được một cái giường như thế, ngồi dựa lưng vào tường, chân giấu trong đống chăn ấm và tán dóc. Một lát, cô bạn Lý từ dưới bếp chạy lên hỏi:
- Có ăn bánh chưng chiên không?
Cả ba đứa nhất loạt gật đầu. Việt – tên lớp trưởng đang đứng chải đầu trước gương – vội quay lại la lên:
- Trời ơi, tui thán phục cái đức ham ăn của mấy bà quá. Nhìn vô gương thấy cả ba cái đầu vừa nghe hỏi có ăn không là gật cái rụp liền!
Hehe...
4. Giờ kiểm tra một tiết môn lịch sử
Vào học kỳ II lớp 12, tình hình học lệch diễn ra ngày càng trầm trọng do sắp đến kỳ thi đại học. Lớp 12A bọn mình khoảng 70% dân số thi khối A, 20% thi khối D và 10% còn lại thi khối B, chẳng ai thi khối C cả nên có thể nói những môn sử, địa tất cả đều lơ là. Giờ kiểm tra các môn này lũ quỷ thường ít khi học đầy đủ mà chia bài ra học hoặc táo tợn hơn là quay phim. Hôm nọ vào giờ kiểm tra 1 tiết môn sử, cả lớp ai biết phận nấy, im lặng làm bài, ai có thủ thuật gì thì cứ tự tiện sử dụng, người biết cũng không tố giác. Thầy giáo thì rảo quanh cả lớp để “kiểm tra an ninh”.
Cả lớp đang im phăng phăng như thế thì bỗng nghe đánh xoạch một tiếng. Tất cả đều quay lại nhìn và phá lên cười khi thấy một quyển sách lịch sử nằm chễm chệ giữa sàn nhà ở dãy bàn thứ hai bên trái, thầy giáo cũng không nhịn được cười. Thì ra cái ngăn bàn này bị gãy một nửa. Thân chủ phải để cuốn sách hờ hững ở nửa hộc bàn ấy và đè cái cặp lên trên để quay bài. Khi thấy thầy giáo đến bên, cậu ta luống cuống quá quên mất nửa ngăn bàn phía trong trống không, mới đẩy vội cuốn sách vào và thế là xảy ra… án mạng.
Mình còn nhớ đây là giờ sử của thầy Thiều, còn thủ phạm là một tên ngồi bàn sau lưng mình. Bàn này gồm Tam, Miên, Huy, Trí. Tam và Miên thì không phải rồi, nhưng mình không nhớ chính xác được là Huy hay Trí. Chuyện vui quá, giờ nghĩ lại vẫn cười.
2 nhận xét:
học trò thì nghịch rồi
kỷ niệm đẹp đấy
Post a Comment